Người tìm ra châu Mỹ đầu tiên là Christopher Columbus. Ông là một nhà thám hiểm người Ý, nổi tiếng với các công cuộc thám hiểm bằng đường biển vùng Caribê, Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Hành trình tìm ra châu Mỹ của Colombo

Sau khi nhận được sự tài trợ của Nữ hoàng Isabella ông đã bắt đầu chuyến đi có một không hai trong lịch sử. Columbus ra khơi vào ngày 3 tháng 8 năm 1492, với ba con tàu Pinta, Nina và Santa Maria cùng 104 người đàn ông.

Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa. Nơi được mệnh danh là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang tìm người sở hữu. Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền.

Thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.

Ðúng hai ngày sau vào lúc 2 giờ sáng ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay.

Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti.

Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha. Ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể. Columbus được vua phong làm phó vương và toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.

Sau thành công trong việc tìm ra vùng đất mới lần một, Columbus lại lên đường về phía tây vào ngày 23 tháng 9 năm 1493, với 17 tàu và 1.200 người. Mục đích của cuộc hành trình thứ hai này là thành lập các thuộc địa dưới danh nghĩa Tây Ban Nha. Kiểm tra thủy thủ đoàn tại Navidad và tiếp tục tìm kiếm sự giàu có ở nơi mà Columbus vẫn nghĩ là Viễn Đông.

Vào ngày 3 tháng 11, các thành viên phi hành đoàn đã nhìn thấy đất liền và tìm thấy thêm ba hòn đảo: Dominica, Guadeloupe và Jamaica. Mà Columbus nghĩ là những hòn đảo ngoài khơi Nhật Bản.

Chiếc Santa Maria bị đắm ngoài khơi của hòn đảo được Columbus đặt tên là Hispaniola. Nhằm khẳng định chủ quyền, ông quyết định để 40 người ở lại đảo để thành lập một thuộc địa, rồi quay về Tây Ban Nha với 2 chiếc tàu khác.

Ông được tiếp đón như một vị anh hùng và được phong tước Đô đốc của Đại dương, cai quản các vùng đất ở Ấn Độ. Sau đó, ông lên đường đến Tây Ban Nha vào tháng 3 năm 1496 và đến Cadiz vào ngày 31 tháng 7.

Chuyến đi thứ ba của Columbus bắt đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 1498 và đi theo một lộ trình về phía nam hơn hai chuyến trước. Vẫn đang tìm kiếm Trung Quốc, Columbus đã tìm thấy Trinidad và Tobago, Grenada, và Margarita.

Vào ngày 31 tháng 7, ông cũng đến được lục địa Nam Mỹ. Vào ngày 31 tháng 8, ông quay trở lại Hispaniola và tìm thấy thuộc địa Santo Domingo ở đó trong tình trạng lộn xộn.

Khi Columbus đến đảo Esponda, việc tranh giành quyền lực của những tên thực dân Tây Ban Nha vẫn tiếp diễn. Tháng 9/1500, do Columbus và hai người em của ông bác bỏ việc đề cử trên của hoàng gia nên Bobadilla đã ra lệnh bắt giữ cả 3 anh em Columbus về Tây Ban Nha.

Quốc vương và Nữ hoàng nghe được tin này hết sức kinh ngạc. Họ xuống lệnh thả ngay Columbus và cấp cho ông 2.000 đồng tiền bằng bạc, đồng thời còn triệu kiến cả 3 anh em họ. Khi Columbus nhìn thấy nhà vua hết sức xúc động, khóc không thành tiếng do quá cảm kích.

Tháng 10/1501, Columbus chuẩn bị thực hiện một chuyến đi sang châu Mỹ lần thứ tư. Ông mua 4 chiếc thuyền có trọng tải từ 50-60 tấn, chọn 146 đội viên viễn chinh. Người con trai trưởng 21 tuổi của ông được để ở lại hoàng cung làm con tin. Người con trai thứ (lúc đó khoảng 13 tuổi) được phép đi theo ông. Ngày 9/5/1502, đoàn thuyền của Columbus bắt đầu lên đường tại cảng Cadiz.

Ngày 25/5/1502, Columbus từ quần đảo Canary bắt đầu vượt biển Đại Tây Dương. Ngày 15/6, ông phát hiện được đảo Martinique. Đây là một hòn đảo nằm trong quần đảo Antilles nhỏ.

Mấy hôm sau, ông cho đoàn thuyền đi thẳng tới Santo Domingo (nay là Thủ đô nước Cộng hòa Dominica). Tuy nhiên, người thay thế Bobadilla làm Tổng đốc là Nicolas không cho Columbus lên bờ. Ông phải tiếp tục đi về hướng Tây đến cảng Puerto Hermoso để tránh một cơn bão.

Sau khi gặp phải vô số vấn đề, Columbus lên đường đến Tây Ban Nha vào ngày 7 tháng 11 năm 1504. Sau khi đến đó, ông định cư cùng con trai ở Seville.

Hiện nay, Dreams Tree Organization đang có những chương trình Định Cư tại Mỹ theo diện tay nghề và đầu tư, từ đó bạn và gia đình sẽ nhận được quyền lợi Thường Trú Nhân tại Canada. Liên hệ ngay Dreams Tree Organization để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

VÌ SAO NÊN CHỌN DREAMS TREE ORGANIZATION?

Được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư uy tín có giấy chứng nhận Mara và ICRCC về Luật Di Trú với hơn 18 năm kinh nghiệm

Công việc có sẵn, phù hợp và đúng với chuyên môn, kinh nghiệm

Hỗ trợ và chăm sóc bạn đến khi nhận được PR

DREAMS WITHOUT BORDER - “Giấc Mơ định cư không biên giới”

Liên hệ ngay DTO để được hỗ trợ tư vấn miễn phí:

Hotline: 0975971218 / 0865151812

Địa chỉ: 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM

Phán quyết công nhận hôn nhân đồng tính vừa qua là bằng chứng cho một nền dân chủ và pháp quyền vững mạnh của Đài Loan, khác hẳn với phần còn lại của châu Á.

Ngày 24/5 vừa qua, cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Đài Loan đã giành được một thắng lợi lớn, khi phán quyết của Tòa án Tối cao (Judicial Yuan) nước này khẳng định tính hợp hiến của hôn nhân đồng tính. Đây có thể coi là quân cờ domino mới nhất trong lĩnh vực quyền LGBT, tiếp nối những phán quyết tương tự trong hàng chục năm qua tại Tây Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Không những thế, phán quyết trên cũng là bằng chứng cho một nền dân chủ vững mạnh mà người dân Đài Loan đã nỗ lực gây dựng tại một khu vực thường thiếu vắng pháp quyền và các giá trị đa nguyên.

Chỉ một số ít quốc gia Đông Á cởi mở cho phép những người thuộc cộng đồng LGBT thực hiện nghĩa vụ quân sự, và không một quốc gia nào thừa nhận các cặp đôi đồng giới. Những mối quan hệ này vẫn bị coi là bất hợp pháp tại Singapore, Malaysia, Brunei, và ở nhiều vùng thuộc Indonesia. Hơn nữa, cho đến cuối tháng 5, vẫn không có chính phủ nào thừa nhận tình trạng pháp lý của những mối quan hệ đồng giới này.

Việc Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Á công nhận hôn nhân đồng giới, ở chừng mực nào đó, không phải là điều bất ngờ. Đài Loan từ lâu đã là quê hương của một trong những cộng đồng LGBT lớn mạnh nhất châu Á, góp phần cấu thành nên tính năng động của một xã hội ủng hộ sự đa dạng và khuyến khích các nhóm thiểu số thể hiện quan điểm về những vấn đề văn hoá và chính trị.

Trong suốt nhiều năm qua, thành phố Đài Bắc đã trở thành cái nôi của lễ hội tự hào người đồng tính (gay pride festivel) lớn nhất châu Á. Ngoài ra, một cuộc khảo sát vào năm ngoái cũng cho thấy hơn 50% người dân Đài Loan ủng hộ hôn nhân đồng giới. Đảng Dân Tiến (Democratic Progressive Party), hiện đang nắm vị trí tổng thống và thế đa số trong Quốc hội, cũng ủng hộ quyền của người LGBT.

Chủ nghĩa đa nguyên và khoan dung của người Đài Loan có nguồn gốc khởi sinh khá đa dạng. Ở mức độ nào đó, một cách tự nhiên, họ vốn có một xã hội ít rào cản đối với tự do ngôn luận hay các vấn đề chính trị – xã hội, và khuyến khích hòa nhập với thế giới bên ngoài.

Hơn nữa, một nhân tố quan trọng khác chính là quyết tâm của các nhà chức trách Đài Loan, đặc biệt là Đảng Dân Tiến, trong việc phát triển một bản sắc văn hoá và chính trị riêng biệt của Đài Loan, điều này được coi là yếu tố then chốt trong việc bảo vệ các quyền tự do dân sự. Nỗ lực này đã mang lại một thành quả nổi bật trong việc cải cách chương trình giáo dục quốc gia mà lịch sử đã chứng minh là một công cụ hiệu quả trong việc định hình các tiêu chuẩn xã hội, cụ thể là làm giảm vai trò của tư tưởng Nho giáo truyền thống, nhằm hướng tới ủng hộ các giá trị đa nguyên.

Một lý do nữa giải thích cho việc Đài Loan là chính thể đầu tiên tại châu Á có thể đưa ra phán quyết về hôn nhân đồng giới, đó là do sự tuân thủ chặt chẽ chủ nghĩa pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp của tầng lớp lãnh đạo chính trị Đài Loan, kể cả khi nó ảnh hưởng tới quyền hành pháp của họ.

15 đại thẩm phán của Toà án Tối cao Đài Loan (Judicial Yuan), những người đã ra phán quyết về hôn nhân đồng giới ngày 24/5 vừa qua. Ảnh: Judicial Yuan.

Nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á thiếu một cơ quan tư pháp độc lập có thẩm quyền vô hiệu hóa các văn bản luật và sắc lệnh hành pháp. Một số quốc gia như Nhật Bản, Indonesia và Thái Lan thiết lập các tòa án có thẩm quyền tham gia vào quá trình giám sát tư pháp (judicial review), nhưng họ đóng một vai trò tương đối mờ nhạt. Ví dụ, Tòa án Tối cao Nhật Bản, trong suốt lịch sử 70 năm hoạt động, chỉ mới tuyên bố vô hiệu đối với 8 văn bản luật vì lý do vi hiến.

Trái lại, Tòa án Tối cao Đài Loan có vai trò trung tâm trong việc tự do hóa hệ thống chính trị của đảo quốc này, tận lực trong việc bảo vệ quyền tự do dân chủ và nền pháp quyền mà không một nơi nào khác ở Đông Á có được.

Điển hình nhất là sự kiện xảy ra năm 1990, khi Tòa án Tối cao Đài Loan quyết định bãi nhiệm một loạt các dân biểu vốn đã tại nhiệm từ hơn bốn thập niên trước đó mà không phải tái tranh cử. Sự kiện trên đã dọn đường cho những cải cách dân chủ quan trọng sau này.

Trong những năm 1990, tòa án cũng đã vô hiệu hóa các lệnh cấm đối với các diễn ngôn chính trị, làm giảm bớt vai trò của quân đội trong đời sống dân sự, và tăng cường bảo vệ quyền của bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.

Với quan điểm này, có thể xem phán quyết của Tòa án Tối cao Đài Loan là sản phẩm của một nền văn hoá chính trị Đài Loan đặc thù gắn liền với sự tôn trọng các quyền cá nhân và một chính phủ pháp quyền chứ không phải là một chính phủ nhân trị. Nền văn hoá chính trị này của Đài Loan thể hiện một lập luận thuyết phục giải thích cho nguyên nhân tại sao Hoa Kỳ nên quan tâm đến mối quan hệ của mình với Đài Loan dựa trên các giá trị chung chứ không chỉ là những lợi ích chiến lược.

Vào thời điểm mà Đài Loan vẫn được nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ xem như là một quân cờ trong cuộc đua dài hơi với Bắc Kinh, phán quyết trên là một lời nhắc nhở không thể thiếu rằng hòn đảo này tồn tại như là một biểu tượng của các giá trị tự do, không giống như bất kỳ nơi nào khác ở Đông Á.

Về hai tác giả bài viết gốc: Trevor Sutton là một thành viên cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ (Center for American Progress). Brian Harding là Giám đốc Trung tâm khu vực Đông và Đông Nam Á. Cả hai tác giả trước đây từng làm việc trong Văn phòng của Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng khu vực Nam và Đông Nam Á tại Lầu Năm Góc.