Cập nhật ngày: 11/07/2015 11:23:27

Cải thiện hiệu suất tập luyện thể dục thể thao

Lợi ích của ngủ đủ giấc cho các vận động viên là tăng hiệu suất từ tốc độ đến khả năng phối hợp, linh động hơn trong tập luyện và thi đấu. Đây là trợ thủ tuyệt vời cho những vận động viên đam mê tốc độ cao như trong các cuộc đua marathon.

Thời gian ngủ chính là lúc các cơ và mô phục hồi và tự sửa chữa các vết thương. Ngủ đủ giấc sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp, sức bền và phản xạ. Đồng thời, bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ chấn thương hay động lực tập nếu cơ thể có thời gian nghỉ ngơi vừa đủ.

Các môn thể thao đòi hỏi sự bùng nổ như cử tạ, bơi lội, đấu vật, xe đạp đều đòi hỏi vận động viên chăm chút giấc ngủ bên cạnh nhưng giờ tập luyện. Khả năng khôi phục năng lượng khi ngủ là vô cùng tuyệt vời.

Tuy nhiên, đừng vượt quá giấc ngủ được khuyến nghị đối với các vận động viên. Nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.

Lợi ích của việc ngủ sớm chắc chắn là để ngăn chặn sự thèm ăn và ăn nhiều vào ban đêm của một số người. Bạn sẽ dễ có xu hướng đói và muốn ăn gì đó nếu không thể ngủ được. Điều này sẽ tồi tệ cho cân nặng và sức khỏe của bạn.

Theo nghiên cứu, giấc ngủ thực sự quan trọng để quản lý cân nặng của chúng ta. Nếu ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến việc tiết cortisol. Là một hormone điều chỉnh sự thèm ăn và thiếu ngủ có khả năng làm đường trong máu tăng cao. Đồng nghĩa nếu không ngủ sớm, ngủ không đủ sẽ có nguy cơ tăng cân cao.

Thêm vào đó, những người thiếu ngủ, cơ thể dễ mệt mỏi và không thể thực hiện các hoạt động thể chất. Như vậy, việc tiêu hao năng lượng, đốt cháy chất béo sẽ giảm mạnh. Dẫn đến tích lũy mỡ thừa càng nhiều, gây béo phì.

Não bộ và hệ thần kinh là những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi giấc ngủ. Ngủ sẽ tác động lớn nhỏ đến các chức năng khác nhau của não.

Nhận thức, sự tập trung là hai vấn đề được cải thiện thông qua giấc ngủ. Khi ngủ sớm và thức dậy đúng chu kỳ giấc ngủ, não bộ sẽ hoạt động có năng xuất hơn. Điều này giúp cho bạn có thể tập trung tốt hơn trong công việc, học tập.

Giảm căng thẳng cũng là một lợi ích của việc ngủ sớm. Thông thường, một người thiếu ngủ sẽ dễ dàng bị căng thẳng thần kinh, khó chịu và mất kiểm soát cảm xúc hơn. Bạn sẽ rơi vào trạng thái thấp thỏm, lo âu kéo dài nếu bị rối loạn giấc ngủ.

Các nghiên cứu cho rằng nếu bạn ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến não bộ. Chúng sẽ xuất hiện các trạng thái như rối loạn tâm trạng, cảm xúc và bồn chồn.

Thêm một lợi ích của việc ngủ sớm mà não bộ chúng ta được nhận là cải thiện bộ nhớ. Với những học sinh, sinh viên việc học quá khuya và ngủ ít đi mỗi ngày sẽ dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ nhanh chóng.

Số liệu thống kê nhiều năm gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ em, thanh thiếu niên bị rối loạn giấc ngủ, hay mắc các vấn đề về thần kinh tăng cao. Tất cả đều do thức quá khuya và phải dậy sớm thường xuyên.

Chất lượng giấc ngủ là yếu tố quan trọng để đầu óc tỉnh táo, tăng cường sự tiếp thu và giúp não bộ sàng lọc, tiếp nhận và lưu trữ thông tin tốt nhất. Mỗi giấc ngủ kéo dài 8 tiếng sẽ giúp cho bộ não xử lý thông tin cần thiết và lưu vào bộ nhớ, ngăn tình trạng giảm trí nhớ, quên mất thông tin sau khi thức dậy.

Do vậy, nếu không ngủ đủ, chính là cản trở quá trình hoạt động này của não bộ, khiến cho bạn dễ quên, khó ghi nhớ bất cứ thông tin nào được tiếp cận.

Giấc ngủ kém chất lượng có liên quan đến tăng chứng viêm trong cơ thể. Giấc ngủ quan trọng đối với chức năng hệ thần kinh trung ương. Nếu thiếu ngủ sẽ làm tăng quá trình stress oxy hóa, kích hoạt các đường truyền tín hiệu viêm bao gồm interleukin-6, protein phản ứng C,...

Các chứng viêm mãn tính chính là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh mãn tính hiện nay. Trong đó có béo phì, tiểu đường, bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer, tim, một số bệnh ung thư,...

Nên xây dựng thói quen ngủ sớm để giảm căng thẳng thần kinh trung ương. Ngủ đủ giấc sẽ hạn chế được chứng viêm mãn tính và ngăn ngừa được nhiều loại bệnh nguy hiểm, tăng tuổi thọ.

LỢI ÍCH  BẤT NGỜ CỦA VIỆC NGỦ SỚM BUỔI TỐI

Ngủ 6 tiếng có tốt không? Số giờ dành cho giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe tim. Một số nghiên cứu chỉ ra ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng 13% nguy cơ tử vong do bệnh tim. Giấc ngủ ngắn sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp, gây tắc nghẽn đường thở, hơi thở bị gián đoạn.

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra nếu ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm thì sẽ làm tăng 61% nguy cơ huyết áp cao so với người ngủ hơn 7 giờ. Một điều đặc biệt ở người trưởng thành, nếu ngủ quá 9 giờ cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nghỉ ngơi đủ vào ban đêm rất quan trọng để giữ một trái tim khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, khi ngủ huyết áp sẽ giảm xuống, giúp tim và các mạch máu được thư giãn và những người ngủ sau nửa đêm, được phát hiện có mức độ xơ cứng động mạch hơn người bình thường. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cho bệnh tim.

Do vậy, một giấc ngủ chất lượng sẽ đi kèm với một trái tim khỏe mạnh. Hãy ngủ sớm, ngủ đủ giấc và đúng cách để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Một lợi ích của việc ngủ sớm vào ban đêm chính là giúp bạn có một buổi sáng thức dậy tràn đầu năng lượng hơn. Nếu ngủ không đủ giấc bạn sẽ gặp cảm giác uể oải, kiệt sức và không muốn làm gì cả.

Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cơ thể khôi phục lại những gì đã mất khi thức. Nó là nguồn lợi ích to lợi cho mức năng lượng và cần đảm bảo là bạn ngủ đúng giờ.

THIẾU NGỦ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

Từ những lợi ích của việc ngủ sớm đem lại, chúng ta có thể đúc kết ra được thiếu ngủ sẽ đem lại rất nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể về thể chất lẫn tinh thần.

Nếu bạn ngủ sau nửa đêm và thường xuyên sẽ khiến sức khỏe gặp nhiều vấn đề. tâm trạng sẽ sa sút và là việc kém hiệu quả hơn.

Khi thiếu ngủ, khả năng tập trung vào công việc hay hoạt động nào đó sẽ giảm. Bạn sẽ mất sự linh hoạt và phản ứng chậm hơn. Việc này có thể gây nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh. Ví dụ như bạn tham gia giao thông trong trạng thái thiếu ngủ, mệt mỏi sẽ vô cùng nguy hiểm.

Chúng ta đã biết lợi ích của việc ngủ sớm là gì và lợi ích của giấc ngủ ngon. Vậy làm sao biết nên ngủ bao nhiêu là đủ?

Thực tế, thời lượng ngủ của mỗi người đều không giống nhau. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, độ tuổi, giới tính và mức độ công việc. Bên dưới là số liệu căn bản cho thời lượng ngủ của một số đối tượng tham khảo:

Trẻ từ 0-3 tháng tuổi cần ngủ 14 -17 giờ mỗi ngày

Trẻ từ 4 -11 tháng tuổi cần ngủ 12 - 15 giờ/ngày

Trẻ từ 1-2 tuổi nên ngủ 11-14 giờ/ ngày

Trẻ từ 3-5 tuổi cần ngủ 10-13 giờ/ngày

Trẻ từ 6-13 tuổi cần ngủ 9-11 giờ/ ngày

Thiếu niên từ 14-17 tuổi cần ngủ 8-10 giờ/ngày

Người lớn cần từ 7-9 giờ/ ngày. Hoặc tối thiểu 6 giờ và tối đa 10 giờ tùy theo đối tượng.

Với phụ nữ mang thai thường có nhu cầu ngủ nhiều hơn bình thường từ 2-3 tiếng.

Tuy nhiên, bạn cần biết ngủ đủ giấc không phải là tổng số giờ ngủ như trên. Mà nó còn tính theo lịch trình ngủ, nhịp sinh học của cơ thể. Tức cơ thể bạn cần sự thỏa mãn của lịch trình ngủ - thức đó. Nó có liên quan đến độ trễ ngủ của mỗi người.

Hiện nay, mức độ trễ ngủ của nhiều người bị ảnh hưởng xấu. Dẫn đến chứng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm. Nếu bạn gặp tình trạng này kéo dài hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.

Chúng ta có rất nhiều lý do để đi ngủ sớm. Vậy vì sao một số người lại không thể thực hiện được điều này? Sẽ có một vài nguyên nhân chính khiến bạn khó ngủ, bao gồm:

Người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, suy nghĩ nhiều, lo âu

Người đang dùng một số loại thuốc gây khó ngủ

Sử dụng thực phẩm có nhiều caffeine

Rượu và các loại chất kích thích, có cồn, nhiều đường

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên đầu tư hơn cho thói quen sinh hoạt, lịch trình ngủ, chú ý đến chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn. Hoặc bạn có thể thường xuyên vận động thể chất và thực hành các phương pháp thiền, yoga, thư giãn cơ bắp.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các chất bổ sung hỗ trợ giấc ngủ như Magie, Melatonin,...

Giấc ngủ là chìa khóa sức khỏe bạn có thể cải thiện một cách tự nhiên. Có rất nhiều lợi ích của việc ngủ sớm mang đến cho cơ thể chúng ta. Đó là khoảng thời gian mà cơ thể được chữa lành tốt nhất và mạnh mẽ nhất. Ngủ sớm, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn.Ngủ sẽ giúp bản giảm được căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Bạn sẽ thấy mọi thứ nhẹ nhàng và dễ giải quyết hơn sau một giấc ngủ ngon.

Thức khuya là một tình trạng ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các bạn học sinh, sinh viên. Đa phần mọi người đều biết thức khuya sẽ có hại cho sức khỏe, nhưng tác hại của nó là gì? Và có cách nào để người thường xuyên thức khuya dễ dàng đi vào giấc ngủ không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho các câu hỏi trên nhé.

Khoảng thời gian cơ thể bạn được nghỉ ngơi là khoảng thời gian bạn đi vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn thức khuya đồng nghĩa với việc bạn đang tăng năng lượng thông tin cần ghi nhớ làm cho não phải hoạt động liên tục.

Não bộ của bạn phải được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu bạn thức khuya thì sẽ ảnh hưởng đến não, làm suy giảm trí nhớ.

Suy giảm trí nhớ do thức khuya liên tục

Khi bạn thức khuya, có thể sẽ bị thiếu năng lượng và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sức đề kháng bị suy yếu. Chính điều này sẽ làm cho các vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây nên các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, ho, đau họng,…

Hoạt động điều tiết các tế bào da bị rối loạn và thất thường khi cơ thể không được nghỉ ngơi, làm ảnh hưởng đến các tế bào biểu bì. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho da bị lão hóa sớm, xuất hiện nếp nhăn, xỉn màu, gây nên nhiều mụn,… Chính vì vậy, để có một làn da mịn màng, trắng sáng, bạn nên tập ngủ sớm và bổ sung nhiều rau quả.

Buổi tối là lúc mắt cần được nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày hoạt động liên tục. Do đó, khi bạn thức khuya đồng nghĩa với việc mắt phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Đi ngủ trễ sẽ làm mắt bị khô có thể gây nên đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, đỏ hoặc thậm chí là mờ mắt.

Đặc biệt với những bạn bị cận thị, nếu không muốn mắt bị lên độ và cận nặng hơn thì hãy đi ngủ sớm nhé.

Đi ngủ trễ sẽ làm giảm thị lực của mắt

Cơ thể bị căng thẳng và hoạt động uể oải, kém hiệu quả khi đêm qua bạn thức quá khuya. Tác hại của việc thức khuya còn liên quan đến các bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, béo phì,…

Thức khuya không phải là thói quen tốt, nếu bạn là người có thói quen này thì hãy nên thay đổi để duy trì một sức khỏe tốt. Nhớ ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để tránh những tác hại như đã nói ở trên nhé!