Hàn Quốc vốn là thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam.

CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC CHIÊU LỪA ĐẢO ĐỂ TRÁNH MẤT TIỀN OAN

Trước đó, hồi giữa tháng 5 năm nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã cảnh báo tình trạng xuất hiện một số tổ chức, cá nhân mạo danh được Bộ này, và phía Australia lựa chọn thực hiện chương trình đưa lao động đi làm việc tại Australia trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ đó, nhằm tuyển chọn, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật, có nguy cơ mất an ninh, trật tự tại một số địa phương.

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng một số tổ chức, cá nhân lừa đảo người lao động và hứa “bao đỗ” trong kỳ thi tiếng Hàn năm 2024, để người lao động có thể sang Hàn Quốc làm việc.

Về vấn đề này, bà Phạm Ngọc Lan, Phó Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), thông tin thêm rằng đây là chương trình mà đơn vị đang thực hiện rất công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng cho tất cả người lao động.

Do đó, không có cá nhân, tổ chức nào có thể can thiệp không đúng vào việc triển khai của chương trình. Vì thế, người lao động cần lưu ý để tránh việc mất những khoản tiền không đáng có.

Đại diện Trung tâm khuyến cáo, để tránh rơi vào bẫy lừa đảo, người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan.

Đồng thời, chỉ liên hệ với doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo số điện thoại, website chính thức, được đăng tải trên giấy phép hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp, và trên Cổng thông tin điện tử của các đơn vị được giao triển khai.

Nhằm ngăn ngừa tình trạng một số tổ chức, cá nhân lợi dụng thông tin về các chương trình đi làm việc ở nước ngoài để lừa đảo, thu tiền của người lao động trái luật, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thông tin, tuyên truyền tới người dân, và đề cao cảnh giác trước tình trạng này.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Phạm Viết Hương cũng cho biết trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã phối hợp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về tình hình lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo định kỳ hàng tháng; thông tin cảnh báo, ngăn chặn lừa đảo lao động đi làm việc tại một số thị trường, ngành nghề như Australia (trong lĩnh vực nông nghiệp); Hàn Quốc (trong lĩnh vực dịch vụ theo thị thực E9)…

Đồng thời, khuyến cáo tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài xảy ra trên môi trường mạng; thông tin hướng dẫn và tư vấn người lao động về những sự chuẩn bị cần thiết, và các kênh hay hình thức để đảm bảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, thời gian qua, vấn đề nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác, đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế cũng được Việt Nam đặc biệt quan tâm.

Qua đó, góp phần đảm bảo được vị thế của người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài, cũng như nâng cao trình độ của người lao động khi quay trở về làm việc trong nước.

Việc làm là nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội và có ý nghĩa quan trọng đối với bình đẳng giới. Việc làm có thể cải thiện sinh kế, giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gắn kết mọi người từ các thành phần xã hội và dân tộc khác nhau. Việc làm cũng là phương tiện thúc đẩy bình đẳng giới và từ đó, chuyển hoá thành các tiến bộ kinh tế và xã hội. Việc làm giúp phụ nữ có khả năng tự lựa chọn, hỗ trợ gia đình và tham gia tích cực hơn vào cộng đồng của mình.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể theo các thước đo quan trọng về bình đẳng giới, đặc biệt trong việc cải thiện việc làm cho phụ nữ. Mặc dù vẫn còn một số khoảng cách giới nhất định, Việt Nam được xem là quốc gia có mức độ bình đẳng giới tương đối cao, bao gồm cả khía cạnh tăng cơ hội kinh tế cho phụ nữ.

Tuy nhiên, những xu hướng và thay đổi đang gia tăng trên toàn cầu đang tạo ra những thách thức và cơ hội mới xoay quanh việc làm cho phụ nữ Việt Nam. Những xu hướng đó là kết quả của một loạt các thay đổi về kinh tế xã hội và nhân khẩu học đang định hình tương lai của Việt Nam, chẳng hạn như cạnh tranh kinh tế trong khu vực và toàn cầu, tốc độ tăng năng suất lao động chậm lại, tình trạng già hóa dân số và đô thị hóa. Một số thay đổi có thể mang lại lợi ích cho phụ nữ, tuy nhiên nếu thiếu sự can thiệp và điều tiết, chúng có thể đảo ngược những thành tựu đã đạt được trước đây và gia tăng các chênh lệch trên cơ sở giới.

So với nam giới, phụ nữ Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bội theo một số thước đo thị trường lao động. Tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ Việt Nam cao, với 76% phụ nữ trưởng thành (từ 15 đến 64 tuổi) đang làm việc. Tỷ lệ này chỉ là 49,6% trên thế giới và 61,1% tại Đông Á và Thái Bình Dương. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức kỳ vọng của quốc gia có mức phát triển như tương đương (1).

Theo thống kê, phụ nữ Việt Nam làm việc nhiều hơn theo hình thức có hợp đồng trả lương, trong khi nam giới chiếm đa số trong các công việc có lương nhưng không ký hợp đồng. Khi so sánh giữa nam giới và phụ nữ với các đặc điểm tương tự như độ tuổi, trình độ học vấn và khu vực sinh sống, khả năng phụ nữ có việc làm được trả lương thấp hơn 8,8% so với nam giới. Tuy nhiên, khả năng phụ nữ có việc làm dưới dạng hợp đồng trả lương lại cao hơn 2% so với nam giới. Điều này có nghĩa là lao động nữ được tiếp cận phúc lợi xã hội nhiều hơn thông qua công việc và ít nhất họ được đảm bảo mức lương tối thiểu (2).

Tuy nhiên, số phụ nữ tự làm chủ hoặc không nhận được bất kỳ thu nhập nào cho lao động của mình (ví dụ như các công việc kinh doanh hộ gia đình không được trả lương) cao hơn nhiều hơn so với nam giới. Vì vậy, trong khi phụ nữ có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao ở Việt Nam, loại công việc họ đang làm được trả công ít hơn so với nam giới. Với cùng một ngành nghề, cùng độ tuổi, cùng đặc điểm nhân khẩu học và sống trong cùng một khu vực như nam giới, phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam giới khoảng 15,4% vào năm 2011. Con số này đã giảm xuống 12,5% vào năm 2014, một dấu hiệu tích cực cho thấy khoảng cách giới đang được thu hẹp (2). Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ vẫn tồn tại, chủ yếu trong một số ngành nghề nhất định. Sự phát triển của ngành dệt may theo định hướng xuất khẩu đã mang lại hơn một triệu việc làm có lương, trong đó lao động nữ chiếm đa số. Dịch vụ và bán hàng cũng là nhóm công việc chiếm ưu thế bởi nữ giới, mặc dù đây là ngành nằm trong nhóm trả lương thấp nhất. Nhưng thậm chí trong nhóm công việc này, nam giới vẫn có thu nhập cao hơn phụ nữ (3).

Khi xem xét trình độ kỹ năng kết hợp với công việc, phụ nữ có xu hướng co cụm trong các ngành nghề được trả lương thấp và trong các hình thức công việc truyền thống. Gần 52% lao động nông nghiệp là nữ, so với 48% lao động nông nghiệp là nam. Khoảng 55% chủ doanh nghiệp hộ gia đình là nữ, so với 45% là nam (3). Lao động nông nghiệp gia đình và doanh nghiệp hộ gia đình là loại hình công việc không được trả lương trực tiếp, thay vào đó các thành viên trong nông hộ và doanh nghiệp hộ gia đình lấy lợi nhuận làm thù lao cho chính mình. Loại công việc này có năng suất thấp và thu nhập trung bình thấp hơn so với mức lương tối thiểu. Sự phân chia theo giới cũng tồn tại ở những nấc thang nghề nghiệp cao nhất. Chỉ có 25% cán bộ quản lý là phụ nữ. Theo thống kê Giới năm 2015, chỉ 22% doanh nghiệp có một lãnh đạo cao nhất là nữ (4).

Sự khác biệt trong trình độ học vấn có thể giải thích một cách hợp lý cho sự chênh lệch về thu nhập. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nữ giới có thu nhập thấp hơn nam giới mặc dù họ có trình độ học vấn cao hơn, điều này có thể bắt nguồn từ việc phụ nữ có xu hướng làm việc trong các ngành nghề được trả lương thấp hơn nam giới. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao phụ nữ ở Việt Nam lại chọn làm việc trong những ngành nghề được trả lương thấp hơn nam giới?

Sự phân chia nghề nghiệp có thể liên quan đến các sự khác biệt giới quan trọng. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy, ở tuổi 12, học sinh nữ mong muốn làm trong những nghề có thu nhập cao hơn học sinh nam (5). Tuy nhiên, tại bậc giáo dục sau trung học, nữ thanh niên bắt đầu tập trung vào các ngành quản lý, giáo dục và sức khỏe, trong khi nam thanh niên chọn Công nghệ Thông tin và các ngành khoa học.

Bên cạnh đó, chuẩn mực xã hội cho rằng trách nhiệm chăm sóc gia đình thuộc về phụ nữ. Trên thực tế, phụ nữ phải dành nhiều giờ chăm sóc gia đình hơn nam giới. Những trách nhiệm gia đình này cần một khoảng thời gian tương đương với công việc toàn thời gian, làm hạn chế cơ hội tiếp cận thị trường lao động của phụ nữ. Rào cản chăm sóc gia đình cản trở phụ nữ có công việc tốt hơn có thể tăng thêm, khi tình trạng già hóa dân số ngày càng đòi hỏi phụ nữ phải dành thời gian chăm sóc người cao tuổi. Những việc làm cần nhiều giờ lao động, địa điểm làm việc xa (mất thời gian di chuyển dài) hoặc có khung thời gian làm việc không theo giờ hành chính có thể không tương thích với trách nhiệm gia đình, do đó hạn chế các lựa chọn việc làm của phụ nữ. Điều này có thể khiến phụ nữ lựa chọn những công việc được trả lương thấp để đổi lấy các lợi ích như thời gian nghỉ phép và bảo hiểm xã hội (6). Ngay cả khi là người tự doanh hoặc là chủ doanh nghiệp, để có sự linh hoạt và cân bằng công việc ở nhà tốt hơn, phụ nữ thường bắt buộc phải lựa chọn những lĩnh vực có mức thù lao thấp hơn.

Ngoài ra, nhận thức về vai trò truyền thống của phụ nữ trong xã hội cũng là một rào cản khác. Kết quả Khảo sát Giá trị Thế giới 2001 cho thấy, 86% người trả lời đồng ý rằng làm công việc nội trợ cũng mang lại sự hài lòng về vai trò, bổn phận như đi làm có lương. Tới 86% số người trả lời này cũng cho rằng phụ nữ cần phải có con mới được xem là làm tròn thiên chức (7).

Tại Việt Nam, điều 40 của Luật về Bình đẳng Giới quy định không được phân biệt đối xử theo giới khi tuyển dụng nhưng trên thực tế, tình trạng này vẫn còn tiếp diễn (8). Ví dụ, đánh giá các chương trình quảng cáo tuyển dụng quản lý và giám sát cấp cao cho thấy, 65% nội dung quảng cáo nêu rõ họ cần nam (yếu tố giới) cho các vị trí này (9).

Cải cách là thực sự cần thiết để thiết lập nền tảng cho các công việc có năng suất cao hơn, thu nhập tốt hơn và chất lượng hơn cho phụ nữ. Với tình hình cụ thể của Việt Nam, các giải pháp dưới đây được khuyến nghị nhằm hỗ trợ mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, đặc biệt là trong lĩnh vực việc làm:

Cho đến hôm nay, vẫn chưa có một quốc gia nào trên thế giới có thể tuyên bố đã đạt được bình đẳng giới tại nơi làm việc. Những thành kiến vô thức, những khuôn mẫu và định kiến phổ biến hơn là chúng ta tưởng, đặc biệt trong các lĩnh vực thống trị bởi nam giới như là tài chính, công nghệ thông tin, thậm chí, kể cả trong các lĩnh vực do nữ giới thống trị như điều dưỡng và giảng dạy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ẩn danh trong quy trình tuyển dụng giúp giảm đáng kể những thành kiến và định kiến trên. JANZZ.technology luôn ủng hộ hết mình cho một chính sách tuyển dụng đa dạng và hòa nhập. Minh chứng cho điều này chính là số lượng nữ nhân viên IT tại JANZZ chiếm tới 60%. Chúng tôi đã chứng minh rằng các chính sách không phân biệt đối xử trợ giúp quá trình tuyển dụng vô cùng hiệu quả, khiến nhân viên hòa nhập tốt hơn và đạt được nhiều thành công hơn. Để tuyển được một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, ngay từ bước đầu tiên của quy trình đăng ký, ứng viên phải được đảm bảo ẩn danh bằng cách che giấu các dữ liệu cá nhân không liên quan đến công việc. Những thông tin khác liên quan tới công việc và mang tính thiết thực cho quá trình đối sánh như nghề nghiệp, kỹ năng, học vấn, kinh nghiệm, mức lương v.v. sẽ được hiển thị ngay từ đầu. Chúng ta đã tiến một bước rất dài trong quá trình đấu tranh bình đẳng giới, tuy nhiên, mục tiêu hãy còn ở rất xa.  Nếu bạn, cũng như chúng tôi, nghĩ rằng vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm để tiến tới gần mục tiêu hơn , hãy liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ [email protected] hoặc truy cập website www.janzz.technology. JANZZ.technology sẽ cung cấp các công cụ phù hợp để giúp bạn đấu tranh giành cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt!

(1) Demombynes and Testaverde. 2018. Employment Structure and Returns to Skill in Vietnam: Estimates Using the Labor Force Survey. Washington, DC: World Bank. (2) Cunningham, Wendy; Alidadi, Farima; Buchhave, Helle. 2018. Vietnam’s Future Jobs : The Gender Dimension. World Bank, Hanoi. (3) World Bank Group. 2019. How to Design the Vietnam Labor Code to Improve Gender Equality. World Bank, Hanoi. (4) Data is from the Gender Statistics Database, World Bank, Washington, DC (May 2018) https://data.worldbank.org/data-catalog/gender-statistics. (5) Chowdhury, Iffat; Johnson, Hillary C.; Mannava, Aneesh; Perova, Elizaveta. 2018. Gender Gap in Earnings in Vietnam : Why Do Vietnamese Women Work in Lower Paid Occupations?. Policy Research Working Paper;No. 8433. World Bank, Washington, DC. (6) Chowdhury, Iffat, Elizaveta Perova, Hillary Johnson, and Aneesh Mannava. 2018. Gender Streaming in Vietnam. Washington, DC: International Bank for Reconstruction and Development/World Bank. (7) Dalton, Russell J., and Nhu-Ngoc T. Ong. The Vietnamese Public in Transition: The 2001 World Values Survey. Irvine, California: Center for the Study of Democracy, University of California. (8) Based on data from the Women, Business, and the Law database, World Bank, Washington, DC ( May 2018), http://wbl.worldbank.org) (9) ILO (International Labor Organization) 2016. Asean in Transformation: Perspectives of Enterprises and Students on Future Work. Bureau for Employers’ Activities working paper 11, ILO, Geneva.

Châu Âu là thị trường nhập khẩu màu mỡ của Việt Nam, kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực thì Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang thị trường này. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU rất được người dân nơi đây đón nhận vì chất lượng tốt và giá thành phù hợp. Hãy cùng InterLOG tìm hiểu rõ hơn đó là những mặt hàng nào nhé!

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu nông sản với sản lượng rất lớn qua thị trường EU, khoảng 20% mỗi năm. Nhờ hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi đã tạo bệ phóng cho hoạt động xuất khẩu do được áp dụng mức thuế suất ưu đãi rất nhiều cho nhiều loại mặt hàng nông sản. Cụ thể:

Xuất khẩu gạo vào thị trường Châu Âu không còn bị áp thuế như trước nữa nhờ vào hiệp định EVFTA. Năm 2022, xuất khẩu gạo tăng mạnh, đạt 94.510 tấn, vượt hạn ngạch 80.000 tấn gạo hàng năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết từ hiệp định. Trong khối EU, Italia dẫn đầu là quốc gia nhập khẩu gạo nhiều nhất từ Việt Nam vào năm 2022, tăng hơn 20 lần so với năm 2021. Giá gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Âu cao hơn mức trung bình của cả nước do loại gạo được xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm dẻo, có giá trị cao.

Trong 10 tháng cuối của năm 2022, sản lượng hạt tiêu xuất khẩu sang EU đạt 34,38 nghìn tấn, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tính theo giá trị thì ghi nhận tăng 17,9%, đạt 171,63 triệu USD. Cho đến bây giờ, tỉ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường khổng lồ này vẫn có xu hướng tăng, chiếm 20,51% tổng giá trị xuất khẩu hạt tiêu. Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu sang 23 quốc gia thuộc khối EU như Đức, Hà lan, Pháp, Tây Ban Nha,…

Cà phê là mặt hàng đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Thị trường này vẫn duy trì được thứ hạng đầu bảng là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 39% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của cà phê sang thị trường này đạt 689.049 tấn, tương đương trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 25,8% về lượng và tăng 45,4% về trị giá so với năm 2021. Để chinh phục được thị trường khó tính này, cà phê Việt Nam đã không ngừng cải thiện chất lượng, sản xuất đa dạng các mặt hàng, kiểm soát chặt chẽ hơn từ khâu gieo hạt đến khâu chế biến ra thành phẩm để đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Năm 2023 và các năm tiếp theo, Việt Nam đang dần hình thành công nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay, cà phê hòa tan và hệ thống kho bảo quản 2,36 triệu tấn/ năm.

Cao su cũng cũng nằm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong 11 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 100.000 tấn cao su, đạt 175 triệu USD, tăng 33,7% về lượng và tăng mạnh 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong khối EU, Đức là quốc gia nhập khẩu nhiều cao su của Việt Nam nhất (đạt 62 triệu USD), tiếp đến là Italia với 25 triệu USD, Tây Ban Nha đạt 22 triệu USD và Hà Lan đạt 17 triệu USD. Các loại cao su được xuất khẩu chủ yếu sang Liên minh Châu Âu là cao su tự nhiên, mủ cao su cô đặc bằng phương pháp ly tâm và các loại cao su khác.

EU là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Tháng 1/2022, nước ta xuất khẩu chè qua thị trường này đạt 370,7 triệu USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù giá trị xuất khẩu chè tăng đều qua các năm, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu chè của EU. Do đó, các hộ nông dân và các doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều cơ hội khai thác thị trường khổng lồ này.

Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU không thể bỏ qua mặt hàng hạt điều. Việt Nam là quốc gia cung cấp sản lượng hạt điều lớn nhất của thị trường EU. Trong 10 tháng cuối năm 2022, nước ta xuất khẩu 98,97 nghìn tấn hạt điều qua thị trường Châu Âu, đạt 643,91 triệu EUR (tương đương 699,68 triệu USD), tăng 9,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại những quốc gia EU như Hà Lan và Đức không ngừng tăng cao bởi nhu cầu lớn từ những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của người dân.