Khi góp vốn vào công ty, các nhà đầu tư luôn nghĩ đến lợi nhuận thu được. Khi công ty hoạt động có lãi, vấn đề chia lợi nhuận luôn là vấn đề nhạy cảm giữa các thành viên công ty. Vậy làm sao để hiểu thế nào là chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn và cách thức chia lợi nhuận của các công ty như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
VI. Có nên tìm luật sư để tư vấn phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn hay không?
Bạn cần tìm một luật sư để tư vấn phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn, bởi các lý do:
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Doanh nghiệp không chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn phải xử lý như thế nào?
Vấn đề mà doanh nghiệp không chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn phải xử lý như sau:
Như vậy vấn đề này cần phải có chứng cứ chứng minh là còn lợi nhuận chưa chia trong thời gian vẫn là thành viên để làm căn cứ đòi nợ.
Phân chia lợi nhuận trong Công ty cổ phần được quy định như thế nào?
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
Đại hội đồng cổ đông quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần theo điểm b khoản 2 điều 138 Luật doanh nghiệp 2020
Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty
I. Thực trạng về cách chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn?
Hiện nay, lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đây chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, việc phân chia lợi nhuận luôn là vấn đề mà các thành viên, hoặc các cổ đông trong công ty đặc biệt quan tâm. Theo pháp luật quy định, lợi nhuận được phân chia chỉ khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.
Thời điểm nào doanh nghiệp phải chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn?
Thời điểm mà doanh nghiệp phải chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn: Doanh nghiệp chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.
Điều 70 Luật doanh nghiệp năm 2020 về thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia quy định:
“Trường hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 69 của Luật này thì các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tương đương với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia”.
Như vậy, pháp luật doanh nghiệp quy định doanh nghiệp chỉ được phép chia lợi nhuận khi đảm bảo thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản đến hạn trả và đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác. Do vậy, nếu doanh nghiệp đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ tài sản khác, các khoản nợ năm cũ vẫn chưa đến hạn thì tiền lãi sẽ được chia cho các thành viên công ty theo tỷ lệ góp vốn của mỗi thành viên. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đã đến hạn trả tiền các khoản nợ, và số tiền lãi của doanh nghiệp chỉ đủ thanh toán các khoản nợ đó thì doanh nghiệp không được phép chia lợi nhuận cho các thành viên của công ty. Trường hợp doanh nghiệp chia lợi nhuận mà chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ trả nợ đến hạn thì các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản cần thanh toán đó.
Đồng thời theo Điều 136 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về thu hồi tiền thanh toán cổ phần được mua lại hoặc cổ tức thì trường hợp việc thanh toán của phần được mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 134 của Luật doanh nghiệp 2020 hoặc trả cổ tức trái với quy định Điều 135 của Luật doanh nghiệp 2020 thì cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại.
Điều kiện để các thành viên góp vốn được chia lợi nhuận được quy định như thế nào?
Công ty TNHH: Điều kiện để công ty phân chia lợi nhuận
- Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận
- Điều kiện để thành viên được nhận lợi nhuận: Khi người góp vốn góp đúng và đủ số vốn góp vào công ty
- Người có quyền quyết định phân chia lợi nhuận: Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền quyết định phân chia lợi nhuận
Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
Công ty lấy lý do giữ lại lợi nhuận để nộp thuế có đúng quy định pháp luật không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 thì quyền của các thành viên góp vốn sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
Đồng thời theo khoản Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định điều kiện để chia lợi nhuận của công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau: Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.
Như vậy công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Tức là công ty phải hoàn thành các nghĩa vụ này trước rồi mới thực hiện việc chia lợi nhuận cho thành viên nên công ty không thể lấy lý do giữ lại khoản lợi nhuận này để nộp thuế được.
IV. Cách thức phân chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn được thực hiện ra sao?
+ Việc phân chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ phần vốn góp của từng thành viên vào công ty. Tức là, dựa trên tỷ lệ phần vốn góp của từng thành viên góp vào công ty khi thành lập, bộ phận quản lý sẽ tiến hành phân chia phần trăm lợi nhuận. Có thể hiểu là nếu bạn góp nhiều vốn thì mức lợi nhuận bạn được phân chia sẻ nhiều hơn. Còn nếu bạn góp ít vốn thì lợi nhuận nhận được cũng sẽ ít đi. Đây là phương thức phân chia lợi nhuận được rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng.
+ Phân chia lợi nhuận dựa theo cam kết giữa các thành viên công ty với nhau dựa theo mức lợi nhuận đạt được. Đối với phương thức chia lợi nhuận này, thì các thành viên của công ty tự cam kết mức chia lợi nhuận với nhau hoặc được quy định tại điều lệ của công ty. Tức là tỷ lệ lợi nhuận sẽ không dựa trên số vốn góp mà dựa vào sự phân chia phần trăm của thành viên
Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cách thức chi trả lợi nhuận cho cổ đông như sau: