Luật Trọng tài thương mại 2010 ra đời, tạo tiền đề cho sự phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng của các trung tâm trọng tài tại Việt Nam. Hiện nay, có 15 trung tâm trọng tài chủ yếu ở hai thành phố lớn ở nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh:
HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯA KIẾN THỨC & KINH NGHIỆM CỦA MÌNHĐỂ LÀM VIỆC CHO BẠN
Dự án WTC Gateway có quy mô lên đến 168.000 m2 nằm ngay trung tâm Thành phố mới Bình Dương, do chủ đầu tư Becamex IDC phát triển.
Phối cảnh trung tâm thương mại WTC Gateway. Ảnh: BCM.
Tại Thành phố mới Bình Dương, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP - Becamex IDC (HoSE: BCM) dự kiến xây dựng trung tâm thương mại thứ hai với tên gọi WTC Gateway.
Theo giới thiệu, khi hoàn thành, WTC Gateway sẽ là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam với diện tích 168.000 m2 bao gồm nhiều hạng mục như đài phun nước ngoài trời, quảng trường lớn, trung tâm mua sắm cao 6 tầng, rạp chiếu phim, khu ẩm thực, khu vui chơi thể thao trong nhà, khách sạn, văn phòng hội nghị.
Đồng thời, công trình cũng có cả nhà ga Metro trung tâm của Thành phố mới Bình Dương.
Becamex IDC cho rằng trung tâm thương mại này sẽ nắm vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà bán lẻ, F&B, dịch vụ giải trí..., qua đó tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Nơi này dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay.
Thành phố mới Bình Dương là khu vực đang được đầu tư phát triển ở Bình Dương, có diện tích quy hoạch 1.000 ha, chiếm 1/4 diện tích Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Bình Dương. Một số dự án nhà ở và thương mại đang được triển khai tại đây.
Tính chung thị trường bán lẻ ở Bình Dương, hiện đây là sân chơi của đầy đủ các hệ thống lớn như Aeon, Central Retail, Mega Market, Lotte và Saigon Co.op. Trong đó, Aeon Mall Bình Dương Canary ở TP Thuận An, khai trương từ năm 2014, được triển khai trên tổng khu đất rộng khoảng 62.000 m2.
Về chủ đầu tư Becamex IDC của dự án WTC Gateway, doanh nghiệp được thành lập từ năm 1976, sau đó được cổ phần hóa và đưa cổ phiếu BCM lên giao dịch tại UPCoM trong năm 2018. Đến 2020, Tổng công ty chuyển sang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Doanh nghiệp hiện trực thuộc tỉnh Bình Dương với 95,44% vốn thuộc sở hữu của UBND tỉnh. Tuy nhiên cuối tháng 5 vừa qua, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã ký quyết định giảm tỷ lệ này xuống mức trên 65% đến hết năm 2025, tức sẽ thoái hơn 30% cổ phần.
Becamex IDC được mệnh danh là "trùm" khu công nghiệp ở Bình Dương, đồng thời cũng là nhà phát triển hạ tầng số 1 Việt Nam. Doanh nghiệp hiện sở hữu và trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.700 ha, chiếm hơn 30% thị phần cấp tỉnh và lớn thứ ba tại Việt Nam với 3,6% thị phần toàn quốc.
Hàng năm, ông lớn này ghi nhận doanh thu khoảng 7.000-8.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dao động 1.000-2.000 tỷ đồng.
Trong quý I/2024, doanh thu đạt gần 812 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ. Sau khi trừ các loại chi phí và thuế, Becamex IDC báo lãi ròng quý đầu năm đạt 118 tỷ đồng, tăng 60%.
Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Maison Godard – Grands Magasins Réunis – Tràng Tiền Plaza
Maison Godard được xây dựng vào năm 1901 bởi Liên Hiệp Thương Mại Đông Dương và Châu Phi (LUCIA), trên nền đất cũ của xưởng đúc tiền Gia Long Thông Bảo (do triều Nguyễn lập vào năm 1808, đóng cửa vào năm 1882) tại thôn Tràng Tiền, Bắc Thành (Hà Nội). Khu vực này nằm trong chính sách quy hoạch thành phố Hà Nội, đặc biệt là khu vực quanh Hồ Gươm, uỷ thác bởi Công sứ Bonnal.
Phong trào Grands Magasins tiến vào Đông Dương và xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội. Maison Godard, Hà Nội, Việt Nam, năm 1903 – Photo by Leonard de Selva/CORBIS
Maison Godard được đặt theo tên của thương gia người Pháp Sébastien Godard (1839-1940), hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, từng là hội viên và hội trưởng Phòng Thương Mại Hà Nội, thiết lập nhiều cơ sở thương mại ở miền Bắc.
Năm 1960, Maison Godard được đổi tên thành Grands Magasins Réunis. Trong suốt khoảng thời gian đó, tòa nhà thường xuyên được tân trang từ diện mạo bên ngoài cho đến cấu trúc tổng thể, chủ sở hữu cũng có sự thay đổi,
Theo “Tin tổng hợp” đăng trên web của Cục Văn Thư & Lưu Trữ Nhà Nước, “Việc xây dựng Nhà Godard là bước ngoặt cho thương mại Hà Nội vốn trước đó chỉ có các chợ truyền thống. Hai chợ nổi tiếng ở Thăng Long gồm Bạch Mã và Cầu Đông. Chợ Bạch Mã có từ thời Lý (khoảng 1035). Lúc đầu gọi là chợ Cửa Đông. Đến đời nhà Trần đổi thành Bạch Mã vì ở gần đền Bạch Mã (nay là 76 phố Hàng Buồm). Chợ Cầu Đông ở cạnh chùa Cầu Đông (nay là 38B phố Hàng Đường). Chợ Đồng Xuân do người Pháp xây dựng năm 1889 và khánh thành vào năm 1890. Ban đầu các gian hàng trong chợ làm bằng tre lợp lá. Sau đó được xây kiên cố vào đầu thế kỷ XX.”
Chợ Đồng Xuân ở Hà Nội những năm 1920 – 1929. Cạnh đền Bạch Mã xưa kia có chợ Bạch Mã. Vào đời Lê là nơi buôn bán rất sầm uất. Sau này chợ Bạch Mã cùng với chợ Cầu Đông được chuyển về chợ Đồng Xuân. Photo: phục chế ảnh màu bởi Đại Nam Phục Ảnh
Thời kỳ đó, chợ truyền thống họp theo phiên, chỉ bán nông sản, lương thực, đồ thủ công, các mặt hàng địa phương sản xuất tại Hà Nội và các vùng lân cận, một số sản phẩm khác được mang sang từ các tỉnh phía nam Trung Quốc. Maison Godard thì bán đủ thứ các hàng hoá tiêu dùng như vải vóc, quần áo thời thượng, giày dép, nước hoa, đồ nội thất…;các loại thực phẩm như bơ, phomat, bia…nhập cảng từ Châu Âu, Hồng Kông; và nhiều sản vật đến từ các thuộc địa của Pháp như Ấn, Algérie, Maroc. Tuy nhiên, trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XX, Maison Godard hầu như không chào đón khách Việt, kể cả những người Việt giàu có. Đến những năm 1920, khi các mặt hàng tơ lụa, guốc-hài, khăn xếp-nón lá truyền thống trên phố Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Nón… không thu hút được nhiều khách nữa, các chủ hiệu chuyển sang bán thêm âu phục, giày tây, mũ dạ, nước hoa và nhiều mặt hàng phương Tây khác, Maison Godard mất tính độc quyền và phải cạnh tranh với Kẻ Chợ, từ đó khách hàng người Việt bắt đầu được đón tiếp nồng hậu hơn.
Một quảng cáo chiêu gọi khách hàng người Việt (bằng tiếng Việt) của Grands Magasins Réunis (Hanoi), đăng trên Trung Hòa Nhật Báo, số 74, ngày 31 Tháng Năm 1924. Nguồn: baochi.nlv.gov.vn
Quảng cáo y phục mùa đông, đăng trên Trung Hoà Nhật Báo, Trung hòa nhật báo, số 687, 8 Tháng Mười Hai và số 694, 27 Tháng Mười Hai, năm 1928. Nguồn: baochi.nlv.gov.vn
Khi lịch sử sang trang, tháng 9/1959, Grands Magasins Réunis đổi tên thành Bách Hóa Tổng Hợp, thường gọi là Bách Hóa Tràng Tiền. Chính thức khai trương vào tháng 9/1960, Bách Hóa Tràng Tiền trở thành pháo đài thương nghiệp quốc doanh, nơi cung cấp đủ các loại nhu yếu phẩm cho Hà Nội và toàn miền Bắc trong suốt thời bao cấp, cùng với chợ Đồng Xuân, là một trong những biểu tượng lịch sử thương mại của Hà Nội trong suốt thế kỷ XX.
Tràng Tiền Plaza ngày nay tại số 24 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Grands Magasins Charner – Thương xá Tax
Tại Saigon, năm 1921, Grands Magasins Charner – GMC (Thương Xá Tax) được xây dựng, khánh thành vào ngày 26/11/1924, tại góc đường Bonard và Charner (sau 1955 đổi thành đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ).
Grands Magasins Charner – GMC
Grands Magasins Charner – GMC (Thương Xá Tax) nằm ở vị trí đắc địa nhất của trung tâm thành phố, nơi trải qua thăng trầm lịch sử và in dấu đậm sâu trong ký ức của người Sài Gòn xưa. Trong những năm 50 – 70, hầu như sản phẩm của các thương hiệu lớn ở Paris đều có mặt ở đây. GMC đã từng là nơi mua sắm hàng đầu của giới thượng lưu sành điệu người Pháp, Hoa, Việt và nhiều thương gia quốc tế khác tại Hòn ngọc Viễn Đông.
Bên trong Thương xá Tax vào khoảng thập niên 60-70
Khoảng đầu thập niên 60, Grands Magasins Charner – GMC đổi tên thành Saigon Tax Trade Center, thường gọi là Thương xá Tax. Những năm 1960 – 1970, mặc dù đã có sự xuất hiện của Thương xá Eden (1955) và Crystal Palace (hay Thương xá Tam Đa, 1968), nhưng Thương xá Tax vẫn tiếp tục giữ ngôi vị là trung tâm thương mại sang trọng bậc nhất đô thành. Khoảng năm 1978, với chính sách tập trung kinh tế của nhà nước, tương tự Grands Magasins Réunis ở Hà Nội, Thương xá Tax bị giải thể và trở thành một công ty quốc doanh mang tên “Cửa hàng Phục vụ Thiếu nhi Thành phố”.
Áp phích quảng cáo của Grands Magasins Charner với nội dung “Cửa hàng lớn nhất. Cửa hàng tốt nhất. Cửa hàng bán rẻ nhất”. Nguồn: minhquan.info
Các mẩu quảng cáo giới thiệu các mặt hàng đăng trên của Grands Magasins Charner – GMC (Saigon), đăng trên Công Luận Báo.
Đến năm 1981, tòa nhà đổi tên thành “Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố”, do Sở Thương nghiệp TP.HCM sở hữu. Năm 1997 có tên mới là “Công Ty Bán Lẻ Tổng Hợp Sài Gòn” do Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA) quản lý, nhưng một năm sau đó thì cái tên Thương Xá Tax được trả lại.
Cho đến 2014, nhà nước có quyết định phá huỷ toà nhà, Thương xá Tax chính thức đóng cửa từ ngày 25/9/2014. Từ 12/9 – 12/10/2016 là tháng cuối cùng trước khi thương xá Tax bị đập bỏ để xây dựng Tax Plaza 43 tầng, thuộc dự án phức hợp Trung tâm Thương mại – Dịch vụ – Văn phòng – Khách sạn do SATRA làm chủ dự án. Đến cuối 2019, mặt bằng Thương Xá Tax xưa nằm cạnh bên công trường của dự án Tuyến Metro Số 1 – Đường sắt Đô thị TPHCM, Tax Plaza vẫn đang trong giai đoạn thi công và được trông đợi để góp mặt vào Skyline của thành phố.
Cả hai trung tâm thương mại đầu tiên ở Việt Nam, Grands Magasins Réunis (Hanoi) và Grands Magasins Charner (Saigon) đều sở hữu bởi Société Coloniale des Grands Magasins – Hiệp hội Cửa hàng Bách hoá Thuộc địa, thuộc công ty mẹ l’Union Commerciale Indochinoise et Africaine (LUCIA) – Liên hiệp Thương mại Đông Dương và Châu Phi.
Nguồn tham khảo: Style-Republik