Unfortunately, the content on this page is not available in English. Please press continue to read the content in Vietnamese. Thank you for your understanding!
Điều dưỡng viên có trách nhiệm phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công bởi điều dưỡng viên trưởng khoa không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BYT như sau:
Như vậy, điều dưỡng viên phòng điều dưỡng phải có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công bởi điều dưỡng viên trưởng khoa theo quy định.
Trong khoa gây mê hồi sức có thể có bao nhiêu điều dưỡng viên trưởng khoa?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT về nhân lực của khoa gây mê hồi sức như sau:
Như vậy, nhân sự hành chính tại khoa gây mê hồi sức gồm điều dưỡng viên trưởng khoa và nhân viên hành chính. Không có quy định số lượng cụ thể đối với điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức.
Đối với số lượng nhân viên hành chính do giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định trên cơ sở đề nghị của trưởng khoa gây mê hồi sức.
Khu vực phẫu thuật được phân thành hai khu vực chính:
Khu vực phẫu thuật gồm 6 phòng mổ; 2 phòng vô trùng dành cho phẫu thuật thần kinh và phẫu thuật chỉnh hình; 4 phòng vô trùng thường dành cho các phẫu thuật thường quy, trong đó có 1 phòng dành cho phẫu thuật sản khoa. Phòng hồi tỉnh gồm 12 giường được trang bị hệ thống theo dõi, chăm sóc và quản lý đau hậu phẫu cho người bệnh trước khi được chuyển sang khu lưu viện tổng hợp hoặc lưu viện trong ngày. Đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức và điều dưỡng viên trình độ chuyên môn cao luôn túc trực nhằm đảm bảo tất cả người bệnh được chăm sóc tốt nhất và cảm thấy thoải mái nhất.
Khu vực thứ hai được dành cho các thủ thuật nội soi, bao gồm 3 phòng phẫu thuật, trong đó 2 phòng dành cho nội soi tiêu hóa, nội soi hô hấp và 1 phòng dành cho thủ thuật can thiệp tim mạch. Phòng hồi tỉnh gồm 5 giường bệnh dành riêng cho khu vực này nhằm đảm bảo chăm sóc và theo dõi các chỉ số sống của người bệnh ngay tức thì sau phẫu thuật nếu cần thiết.
Đội ngũ các bác sĩ gây mê hồi sức và điều dưỡng viên của bệnh viện luôn túc trực 24/7 nhằm đảm bảo tất cả người bệnh được chăm sóc tốt nhất trước, trong và sau phẫu thuật hoặc thủ thuật.
Khu vực phòng mổ của bệnh viện tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất về vệ sinh cũng như kiểm soát và phòng chống nhiễm khuẩn. Phòng vô trùng trung tâm phối hợp hỗ trợ khu vực phẫu thuật và đảm bảo thực hành quốc tế tốt nhất về vô trùng, chống nhiễm khuẩn và xử lý dụng cụ sử dụng trong phẫu thuật, đem lại hiệu quả phòng và điều trị bệnh tối ưu cho người bệnh.
Khoa chăm sóc tích cực gồm 8 phòng chăm sóc tích cực và 9 phòng chăm sóc đặc biệt, cung cấp đa dạng các dịch vụ cho người bệnh có tình trạng bệnh không ổn định hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Tại Khoa chăm sóc tích cực, với hệ thống trang thiết bị giám sát và hỗ trợ sự sống hiện đại, các bác sĩ gây mê hồi sức phối hợp cùng bác sĩ chuyên khoa khác giúp cải thiện tỷ lệ sống của người bệnh, đem đến cho người bệnh dịch vụ chăm sóc cũng như giảm đau tốt nhất.
Bác sĩ gây mê hồi sức cùng đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp của chúng tôi luôn túc trực 24 giờ / 7 ngày một tuần mang lại dịch vụ chăm sóc và kết quả điều trị tối ưu cho người bệnh tại Khoa chăm sóc tích cực.
Điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức được quy định tại Điều 11 Thông tư 13/2012/TT-BYT như sau:
Theo đó, Thông tư 07/2011/TT-BYT đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 31/2021/TT-BYT của Bộ Y tế về Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức được quy định tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BYT như sau:
- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng về các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng tại khoa.
- Xây dựng bản mô tả vị trí việc làm và phân công nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc và các vị trí khác theo chỉ đạo của trưởng khoa.
- Quản lý người bệnh: số lượng, tình trạng, diễn biến, các chỉ định điều trị, chăm sóc để kịp thời phân công và điều phối nhân lực thực hiện chăm sóc điều dưỡng.
- Tham gia đi buồng hằng ngày với lãnh đạo khoa.
- Tổ chức, chủ trì các cuộc họp điều dưỡng định kỳ, đột xuất và cuộc họp người bệnh, người nhà người bệnh khi cần thiết.
- Quản lý, đào tạo và phát triển nhân lực điều dưỡng trong khoa.
- Đề xuất nhu cầu tuyển dụng, thuyên chuyển, đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của khoa.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng và chỉ đạo tuyến theo sự phân công.
- Tham gia trực và trực tiếp chăm sóc người bệnh khi cần.
- Tham gia đề xuất cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ chăm sóc người bệnh và giám sát sử dụng tại khoa. Giám sát việc sử dụng và bảo quản theo quy định.
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác điều dưỡng tại khoa và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo hoạt động điều dưỡng trong khoa.
- Nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc trong khoa.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng phân công.
Điều dưỡng viên trưởng khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)