Hợp đồng là một dạng thể hiện sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt, huỷ bỏ quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia (căn cứ định nghĩa được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Khi nào phải bồi thường hợp đồng, phạt hợp đồng?

Trách nhiệm bồi thường hợp đồng, phạt hợp đồng là một trong những nội dung được quy định trong hợp đồng. Theo đó, các bên phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Theo đó, trường hợp được bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm gồm:

Khi đó, lợi ích mà lẽ ra người này được hưởng theo hợp lại do hành vi vi phạm của người khác mà không được hưởng thì người có vi phạm phải chịu phạt vi phạm theo thoả thuận.

Câu hỏi thường gặp về hợp đồng

Sau hàng loạt quy định liên quan đến hợp đồng là gì, dưới đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến hợp đồng thường gặp:

Người dưới 18 tuổi có được ký hợp đồng không?

Người dưới 18 tuổi còn được gọi là người chưa thành niên. Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự, người dưới 18 tuổi vẫn được phép ký hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Từ đủ 06 tuổi - chưa đủ 15 tuổi: Hợp đồng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp lứa tuổi, được người đai diện theo pháp luật đồng ý.

- Từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi: Tự mình ký hợp đồng trừ những loại hợp đồng liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Hợp đồng nào bắt buộc phải công chứng, chứng thực?

Để xác định hợp đồng nào bắt buộc phải công chứng, chứng thực, cần căn cứ vào pháp luật chuyên ngành. Dưới đây là một số loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điểm a, điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất

Quy định về hình thức của hợp đồng

Căn cứ Điều 119 Bộ luật Dân sự, hợp đồng có thể được lập bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Riêng hợp đồng được ký online qua Email, qua website… thì vẫn được xem là hợp đồng bằng văn bản nếu được lập theo quy định về giao dịch điện tử.

Với một số loại hợp đồng bắt buộc phải lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực thì các bên giao kết phải thực hiện theo quy định này.

Các loại hợp đồng phổ biến gồm những gì?

Hiện nay, trong đời sống, phổ biến gồm có những loại hợp đồng gì? Căn cứ Bộ luật Dân sự và trong thực tiễn, hiện nay, có các loại hợp đồng phổ biến như sau:

Hợp đồng mua bán tài sản: Hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên về việc một bên bán tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tài sản mà người đó có quyền bán, một bên là bên mua, trả tiền để được chuyển quyền sở hữu tài sản đó (căn cứ Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Ví dụ: Hợp đồng mua bán ô tô; hợp đồng mua bán căn hộ chung cư; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Hợp đồng tặng cho tài sản: Đây là loại hợp đồng mà các bên thoả thuận, bên có tài sản tặng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc thuộc quyền định đoạt của mình cho người khác, bên nhận tài sản đồng ý nhận tài sản đó và các bên tặng cho không yêu cầu đền bù (căn cứ Điều 457 Bộ luật Dân sự).

Tuy nhiên, song song với hợp đồng tặng cho không có điều kiện thì còn tồn tại loại hợp đồng tặng cho có điều kiện. Theo đó, bên nhận tặng cho muốn được sở hữu tài sản do bên tặng cho tặng thì phải thực hiện một/nhiều nghĩa vụ trước/sau khi nhận tặng cho.

Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản thường gặp nhất là hợp đồng tặng cho nhà, đất giữa cha mẹ với con, anh chị em ruột với nhau hoặc hợp đồng tặng cho tiền giữa cá nhân với cá nhân…

Hợp đồng vay tiền: Đây cũng là một trong những loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Trong cuộc sống, không ít trường hợp các bên phải vay mượn tài sản (tiền, vật…) của nhau. Thoả thuận vay mượn này được quy định cụ thể trong hợp đồng vay tài sản.

Theo đó, căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự, hợp đồng vay tài sản được hiểu là loại hợp đồng mà bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn theo thoả thuận, bên vay phải trả lại tài sản đó cho bên cho vay kèm theo lãi nếu các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Ví dụ: Hợp đồng thường gặp nhất trong trường hợp này là hợp đồng vay tiền có lãi suất hoặc không có lãi suất, hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng (hoặc tổ chức tín dụng) với khách hàng vay vốn…

Hợp đồng thuê tài sản: Tiếp tục là một trong những loại hợp đồng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Hợp đồng thuê tài sản là loại hợp đồng ghi lại thoả thuận của các bên:

- Bên cho thuê giao tài sản của mình cho bên thuê trong một khoảng thời gian,

- Bên thuê trả tiền cho việc sử dụng tài sản đó trong thời hạn đã thoả thuận.

(căn cứ Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Ví dụ: Hợp đồng thuê nhà là loại hợp đồng phổ biến nhất vì hiện nay, số lượng người sống tại nhà thuê là rất lớn. Theo đó, chủ nhà và người thuê nhà sẽ cùng làm hợp đồng thuê nhà với các thoả thuận xoay quanh việc: Giá thuê, quyền, nghĩa vụ của các bên, bồi thường thiệt hại…

Hợp đồng dịch vụ: Thường đây là loại hợp đồng mà các bên thoả thuận sẽ cung ứng dịch vụ nhằm thực hiện một công việc nào đó cho bên sử dụng dịch vụ. Song song với đó, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ (căn cứ quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Ví dụ: Hợp đồng dịch vụ pháp lý thì bên cung ứng dịch vụ thường là luật sư thuộc văn phòng luật sư hoặc công ty luật, bên sử dụng dịch vụ là khách hàng có những vấn đề về pháp lý cần giải quyết. Theo đó, khách hàng sẽ trả tiền để bên công ty/văn phòng luật tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng như: Giải quyết tranh chấp đất đai, ly hôn…

Hợp đồng uỷ quyền: Căn cứ ĐIều 562 Bộ luật Dân sự, hợp đồng uỷ quyền được hiểu là loại hợp đồng ghi lại thoả thuận của các bên. Trong đó: Bên uỷ quyền vì lý do nào đó mà không thể tự mình thực hiện công việc, giao dịch… đã uỷ quyền cho bên nhận uỷ quyền được nhân danh mình thực hiện công việc, giao dịch đó.

Các bên có thể thoả thuận về việc trả thù lao hoặc không. Công việc, giao dịch… sẽ được thực hiện thay trong một khoảng thời gian nhất định do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận, pháp luật không có quy định khác thì thời hạn uỷ quyền được quy định là 01 năm kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

Ví dụ: Hợp đồng uỷ quyền nhận sổ đỏ, hợp đồng uỷ quyền mua bán đất đai…

Điều kiện hợp đồng có hiệu lực

Do hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 nên điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng chính là điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực.

Theo đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là:

- Các bên tham gia hợp đồng: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với loại hợp đồng được xác lập và hoàn toàn tự nguyện. Ví dụ, hợp đồng liên quan đến bất động sản của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015).

- Mục đích, nội dung giao kết hợp đồng: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Hình thức của hợp đồng: Nếu pháp luật yêu cầu hình thức của hợp đồng là điều kiện để hợp đồng đó có hiệu lực thì các bên trong hợp đồng phải tuân theo quy định đó.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bắt buộc phải lập bằng văn bản có công chứng thì các bên phải công chứng hợp đồng này.