Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Ví dụ cụ thể của sản xuất vật chất như thế nào?
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể hơn về sản xuất vật chất trong các lĩnh vực khác nhau:
+ Trồng lúa gạo: Ở Việt Nam, các vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng là những nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất. Quá trình này bao gồm cày bừa, gieo mạ, chăm sóc và thu hoạch.
+ Nuôi tôm: Các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu nổi tiếng với việc nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Quá trình này bao gồm chuẩn bị ao nuôi, thả giống, chăm sóc và thu hoạch.
+ Sản xuất xe máy: Các nhà máy của Honda, Yamaha tại Việt Nam sản xuất hàng triệu chiếc xe máy mỗi năm. Quá trình này bao gồm lắp ráp các bộ phận như động cơ, khung xe, bánh xe.
+ Sản xuất điện thoại di động: Nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên sản xuất hàng triệu chiếc điện thoại thông minh mỗi năm. Quá trình này bao gồm lắp ráp các linh kiện điện tử, kiểm tra chất lượng và đóng gói.
+ Xây dựng nhà ở: Các công trình xây dựng nhà ở tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM bao gồm việc thiết kế, thi công móng, xây dựng khung nhà, lắp đặt hệ thống điện nước và hoàn thiện nội thất.
+ Xây dựng cầu đường: Các dự án xây dựng cầu đường như cầu Cần Thơ, đường cao tốc Bắc - Nam bao gồm việc khảo sát địa hình, thiết kế, thi công và bảo trì.
+ Giáo dục: Các trường học từ mầm non đến đại học cung cấp dịch vụ giáo dục, bao gồm giảng dạy, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ học sinh, sinh viên.
+ Y tế: Các bệnh viện và phòng khám cung cấp dịch vụ y tế, bao gồm khám chữa bệnh, phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe và tư vấn y tế.
+ Chế biến thịt cá: Các nhà máy chế biến thịt cá như Vissan sản xuất các sản phẩm như xúc xích, cá hộp. Quá trình này bao gồm giết mổ, chế biến, đóng gói và bảo quản.
+ Chế biến sữa: Các nhà máy của Vinamilk sản xuất sữa tươi, sữa chua, phô mai. Quá trình này bao gồm thu mua sữa tươi, chế biến, đóng gói và phân phối.
Những ví dụ này cho thấy sự đa dạng và phong phú của sản xuất vật chất trong cuộc sống hàng ngày.
Chính sách của Nhà nước về lao động hiện nay đối với hoạt động lao động, hoạt động sản xuất như thế nào?
Theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì chính sách của Nhà nước về lao động hiện nay đối với hoạt động lao động, hoạt động sản xuất như sau:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
- Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
- Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
a) Sản xuất vật chất và phưong thức sản xuất
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con nguời. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Theo Ph.Ăngghen, "Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất". Nhưvậy, sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con người - đó cũng chính là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.
Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đích nhất định và được tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến hành đó chính là phương thức sản xuất. Vậy, khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
Mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức sản xuất của nó với những đặc điểm riêng. Phương thức sản xuất của xã hội nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỷ thuật đánh bắt tự nhiên ở trình độ hết sức thô sơ, còn phương thức sản xuất trong xã hội hiện đại lại có đặc trưng ở trình độ kỹ xảo công nghiệp và công nghệ cao.
Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là kỹ thuật và kinh tế. Hai phương diện đó gắn bó chặt chẽ với nhau. Phương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nảo để làm biến đổi các đối tượng của quá trình sản xuất. Phương diện kinh tế của phương thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế cao. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, phương thức kỹ thuật chủ yếu của quá trình sản xuất là các công cụ kỹ thuật thủ công với quy mô nhỏ và khép kín về phương diện kinh tế. Ngược lại, trong các xã hội hiện đại, quá trình sản xuất lại được tiến hành với phương thức kỹ thuật công nghiệp và tổ chức kinh tế thị trường với những quy mô ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển theo hướng phân tách và phụ thuộc vào nhau giữa các khâu kỹ thuật và tổ chức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội.
b) Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội
Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội: là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người; nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Khác với các quan điểm duy tâm về lịch sử, C.Mác đã xuất phát từ "con người hiện thực" và đi đến kết luận rằng: "... tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể "làm ra lịch sử". Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất". Cũng vì vậy, có thể khẳng định: con người với tư cách "người", được bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.
Để tiến hành quá trình sản xuất vật chất - tức quá trình cải biến giới tự nhiên, con người tất yếu phải thiết lập nên những mối quan hệ nhất định với nhau, đó chính là những quan hệ sản xuất và trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà làm phát sinh những mối quan hệ xã hội khác: chính trị, đạo đức, pháp luật,... Theo C.Mác, "việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triền kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở. Từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta".
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Như vậy, sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội,suy đến cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nên sản xuất của xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết đủng đắn các vấn đề của đời sống xã hội thì cần phải tìm nguyên nhân cuối cùng của nó từ tình trạng phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội đó, mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở trình độ cao hơn nền sản xuất phong kiến chính là vì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản suất dựa vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất, công nghiệp và hình thức tổ chức kinh tế thị trường ngày càng hiện đại, cũng nhớ đó mà nó có thế tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều phương thức sản xuất phong kiến với trình độ lao động căn bản là thủ công, với hình thức tổ chức kinh tế tự cấp tự túc, khép kín. Chính vì vậy, có thể nói: các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ nó được tiến hành bằng cách nào, với công cụ gì.
Với việc phát hiện ra vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và do đó, với trình độ phát triển của đời sống xã hội nói chung, chủ nghĩa Mác — Lênin đã phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lịch sử thay thế và phái triển của các phương thức sản xuất. Sự thay thế và phát triển của các phương thức sản xuảt phản ánh xu hướng tất yếu khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người từ trình độ thấp đến trình độ ngày càng cao hơn: phương thức sản xuất Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại. V.V.. Tính chất tuần tự trong quá trình thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất cũng chính là quy luật chung trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại nhưng với mỗi cộng đồng xã hội nhất định, tùy theo điều kiện khách quan và chủ quan mà có thể có những biểu hiện đa dạng về con đường phát triển của nó: có tính chất đan xen giữa các phương thức sản xuất trong một thời kỳ phát triển hoặc có những bước nhỏ qua một hay một vài phương thức sản xuất nào đó (với tư cách là phương thức sản xuất có tính chất phổ biến, giữ vai trò chủ đạo) và tiến thẳng lên phương thức sản xuất cao hơn. Đó chính là sự hiểu hiện của tính thống nhất trong tính đa dạng về con đường phát triển của mỗi cộng đồng người nhất định, tạo nên tính chất phong phú của lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, dù lịch sử của mỗi cộng đồng người có phát triển phong phú, đa dạng như thế nào, thậm chí có những giai đoạn phát triển phải trải qua những con đường vòng nhưng rốt cuộc lịch sử vẫn tuân theo xu hướng chung là phát triển theo chiều hướng đi lên từ phương thức sản xuất ở trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
Phó trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Lê Tuấn Kiệt nhận định, hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trong 6 tháng đầu năm 2021 tương đối ổn định. Tuy nhiên, phần lớn chỉ tiêu giảm so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, tổng vốn đầu tư đăng ký giảm 15,78 tỷ đồng (do thu hồi 1 dự án đầu tư). Tổng vốn giải ngân các dự án là 5,76 tỷ đồng, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2020 và chỉ đạt 0,7% kế hoạch năm 2021.
Giá trị sản xuất công nghiệp 8,4 ngàn tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 40,06% kế hoạch năm 2021. Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng trên 324 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 36,8% kế hoạch năm 2021.
Tổng số lao động đến thời điểm hiện nay 36.216 người. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội 32.396 người, đạt 89,45% trong tổng số lao động hiện đang làm việc tại các KCN.
Phó trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh cho biết thêm, đồng thời với tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19, nhiều DN trong các KCN đang tiếp tục phát triển sản xuất giai đoạn 2 và có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động mới. Các DN tại KCN Giao Long đang cần tuyển thêm công nhân như: Công ty TNHH May mặc Alliance One, Công ty TNHH Công nghiệp Sigma Việt Nam, Công ty TNHH Unisoll Vina… Trong đó, Công ty TNHH May mặc Alliance One đang là một trong những DN có số lượng công nhân làm việc đông nhất, với hàng ngàn lao động và đang có nhu cầu tuyển thêm 2 ngàn công nhân để đáp ứng mở rộng giai đoạn 2, trước mắt từ nay đến Tết cần tuyển 700 công nhân. Hay Công ty TNHH Unisoll Vina cần tuyển thêm 3 ngàn công nhân.
Ngoài ra, một số công ty xin thông báo tuyển dụng công nhân như: Công ty TNHH Thế giới Việt, Công ty TNHH MTV FAS Bến Tre… Khó khăn hiện nay của các DN là không tuyển được số lượng lao động lớn theo nhu cầu. Để giải quyết nhu cầu tuyển dụng của các KCN trong thời gian tới, Ban Quản lý các KCN đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khảo sát, nắm bắt nguồn nhân lực tại địa phương. Ban quản lý hỗ trợ DN tuyển dụng lao động tận các huyện. Một giải pháp mới là phối hợp với các DN tuyên truyền, vận động lao động Bến Tre đang làm việc ngoài tỉnh trở về làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh.
Theo bà Mai Hồng Thúy - Trưởng phòng Quản lý nhân sự, Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Phương Đông, năm nay hầu hết các đơn hàng đều giảm nên công ty triển khai phương án vừa phòng chống Covid-19, vừa sản xuất cầm chừng để đảm bảo duy trì sản xuất, cũng như ổn định số lượng người lao động. Công suất sản xuất giảm từ 30 - 40% so với cùng kỳ những năm trước.
Trước tình hình khó khăn chung do dịch Covid-19, chị Phạm Thị Phương Trúc, đại diện Công ty TNHH May mặc Alliance One cho biết: “Hiện tại hàng hóa được công ty chuyển phát nhanh; các cuộc hội họp đều chuyển sang trực tuyến. Một số hoạt động cần nhân viên phải có mặt tại nhà máy công ty thực hiện nghiêm theo quy định phòng chống dịch Covid-19”.
Chị T.T.N.H, là công nhân may tại Công ty TNHH May mặc Alliance One (KCN Giao Long) cho biết, chị và các công nhân đang làm việc ở đây rất ổn định. Mặc dù trong mùa dịch Covid-19 nhưng lao động vẫn được làm việc bình thường, không ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống. Việc thực hiện phòng chống dịch Covid-19 tại đây được triển khai nghiêm túc như: công nhân đến nơi làm việc phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn thường xuyên.
Chị L.T là công nhân Công ty TNHH Gò Đàng (KCN Giao Long) chia sẻ: “Tình hình dịch Covid-19 kéo dài, công ty hoạt động rất khó khăn. Mặc dù thu nhập công nhân có giảm do ít được làm tăng ca hơn trước đây nhưng nhìn chung vẫn được duy trì ổn định. Lúc khó khăn nhất, có tháng tôi lãnh chưa tới 4 triệu đồng, còn giờ thì ổn định lại rồi. Thu nhập cơ bản của công nhân cũng được hơn 7 triệu đồng/tháng…”.
“Hiện nay, một mặt các DN đang có nhu cầu tuyển dụng lao động rất cao. Mặt khác, mức thu nhập của công nhân làm việc tại KCN tỉnh đang rất tốt và ổn định. Mức thu nhập của công nhân làm việc tại tỉnh đã tiệm cận so với các tỉnh, thành phố khác”, Phó trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Lê Tuấn Kiệt cho biết.
Laocaitv.vn - Theo các lực lượng chức năng tại Khu kinh tế tỉnh Lào Cai, trong các ngày nghỉ lễ, mỗi ngày có hàng trăm xe hàng xuất - nhập khẩu thuận lợi, chủ yếu là hàng nông sản qua các cửa khẩu tại Lào Cai. Phóng viên Trung Kiên có mặt tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành thông tin về không khí nhộn nhịp của hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa.
Trong dịp lễ Quốc khánh, mỗi ngày, doanh nghiệp này xuất khẩu sang Trung Quốc gần 500 tấn trái cây, chủ yếu là quả sầu riêng. Theo đại diện doanh nghiệp, các thủ tục thông quan hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Quả sầu riêng đang có giá bán cao nhất kể từ đầu năm nay.
Trong dịp lễ Quốc khánh, Công ty XNK An Nguyên xuất khẩu sang Trung Quốc gần 500 tấn trái cây, chủ yếu là quả sầu riêng.
Anh Phạm Minh Hiếu, Công ty XNK An Nguyên nói: “Dù ngày lễ, việc xuất khẩu vẫn diễn ra bình thường, có người trực để giải quyết hàng hoá như ngày bình thường. Hàng hoá rất thuận lợi, giá cả ổn định, chất lượng đạt tiêu chuẩn, rủi ro xuất khẩu tỉ lệ không có”.
Tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, các lực lượng chức năng làm thủ tục xuất - nhập khẩu cho khoảng 600 phương tiện mỗi ngày, phần lớn là các xe nhập khẩu rau, củ quả và hàng tiêu dùng. Để đảm bảo việc thông quan không bị gián đoạn, ách tắc, các lực lượng chức năng duy trì chế độ làm việc không có ngày nghỉ, thậm chí nhiều thủ tục được giải quyết ngoài giờ hành chính.
Tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, các lực lượng chức năng làm thủ tục xuất - nhập khẩu cho khoảng 600 phương tiện mỗi ngày.
Ông Phạm Văn Phúc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cho biết: “Dịp lễ 02/9, hải quan tăng cường lực lượng, tất cả các vị trí công tác từ xuất nhập cảnh, thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu. Bố trí đầy đủ nhân lực đảm bảo thông quan hàng hoá, tránh ùn tắc tại khu vực cửa khẩu”.
Dịp lễ 02/9, hải quan tăng cường lực lượng, tất cả các vị trí công tác từ xuất nhập cảnh, thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu.
Đại diện một số doanh nghiệp cho biết, hiện đang bước vào vụ thu hoạch một số loại trái cây của Việt Nam và Trung Quốc, dự báo nhu cầu xuất - nhập khẩu sẽ tăng cao thời gian tới. Tỉnh Lào Cai cũng đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để thu hút thêm các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu qua địa bàn. Các ngành chức năng cũng đang nỗ lực để tiết giảm tối đa thời gian thông quan, tích hợp dữ liệu hải quan vào nền tảng cửa khẩu số để gia tăng năng lực thông quan hàng hoá.