Chiều 17/9/2024 vừa qua, hơn 300 bạn sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tham gia nhiệt tình, thảo luận hết mình trong chương trình “Talkshow: Gen Z: Sống phải JOY học phải GIỎI” tại Hội trường B1.302. Toàn cảnh buổi Talkshow Là hoạt động để tìm ra câu trả lời cho vấn đề là Gen Z sinh ra trong thời kỳ “bùng nổ” của thời đại mà ta thường gọi là công nghệ 4.0 với nhiều áp lực và vô cùng bị cám dỗ. Thế hệ mà cả ông bà, cha mẹ rồi đến các sếp chỗ làm đều kỳ vọng cao và hy vọng nhiều. Khi đi làm Gen Z cũng nhiều áp lực khi phải cạnh tranh với máy móc và AI. Thế thì, làm sao để chúng ta SỐNG JOY, HỌC GIỎI? Để trả lời cho câu hỏi đó, chương trình đã mời Tiến sĩ Giáo dục Bùi Hồng Quân, người có hơn 20 năm kinh nghiệm học tập, nghiên cứu, thực hành Tâm lý giáo dục học, có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, huấn luyện, đào tạo Tâm lí học cho sinh viên, doanh nghiệp và các đối tượng khác và TS. Nguyễn Minh Quang – Cố vấn Hội sinh viên Việt Nam tại bang Queensland, Australia Thành viên 2 Hiệp hội Phát triển nghề nghiệp Australia – CDAA và CICA. Các diễn giả trong phần Panel Talk của buổi Talkshow Trong buổi talkshow người học đã được TS. Bùi Hồng Quân hướng dẫn Khám phá bản thân: Hiểu rõ thế mạnh, tiềm năng và định hướng phát triển. Bên cạnh đó phải yêu thương chính mình: Xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và tình yêu bản thân và học cách sống JOY: Cách duy trì lối sống tích cực, tràn đầy niềm vui mỗi ngày. Thông qua các hoạt động trải nghiệm và thực hành như: Checkin cảm xúc, giới thiệu những cuốn sách hay, đồng tâm hiệp lực và thực hành hạnh phúc với chính mình. TS. Bùi Hồng Quân chia sẻ phần trình bày trong Talkshow Sống đã JOY qua phần chia sẽ của TS. Bùi Hồng Quân các bạn sinh viên còn được TS. Nguyễn Vinh Quang chỉ ra các vấn đề và giải pháp để không chỉ sống JOY mà học cũng phải GIỎI. Thông qua những câu chuyện, thức tế hiện này và các mô hình giải pháp. Người học sẽ tìm ra được phương pháp học tập hiệu quả: Những kỹ thuật học tập thông minh, dễ áp dụng và định hướng nghề nghiệp, phát triển bản thân: Những kiến thức cần thiết để lên kế hoạch cho tương lai và phát triển sự nghiệp bền vững. TS. Nguyễn Quanh Vinh chỉ ra những kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả cho các bạn sinh viên Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học tin rằng, việc Gen Z: Sống phải JOY học phải GIỎI sẽ giúp người học đi xa hơn và bền hơn trong hành trình chinh phục tri thức. Từ đó, tạo dựng được hành trang vững chắc cho sự phát triển của bản thân nói riêng và cộng đồng sinh viên UEH nói chung. Talkshow chụp hình lưu niệm Tin, ảnh: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA)

Thủ tướng nước nào có mức lương cao nhất thế giới?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Năm ngoái, hơn 100 đoàn đại biểu và chính phủ nước ngoài đã thăm thủ đô Helsinki với hy vọng học được bí mật về sự thành công của các ngôi trường Phần Lan.

Năm 2006, học sinh Phần Lan đạt kết quả trung bình chung cao nhất về khoa học và đọc trong toàn bộ các nước phát triển. Trong kỳ thi của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế  (OECD) dành cho những học sinh 15 tuổi, gọi tắt là PISA, Phần Lan cũng xếp thứ nhì về toán, chỉ đứng sau Hàn Quốc, nơi học sinh phải học trong thời gian dài và chế độ học rất nghiêm khắc. Trong kỳ thi PISA năm ngoái, Phần Lan xếp hạng nhất.

Học sinh tiểu học ở thủ đô Helsinki, Phần Lan. (Ảnh: BBC)

Người Phần Lan tuân thủ triết lý giáo dục là mọi người đều có thể đóng góp và những học sinh đang phải “đánh vật” trong các môn học sẽ không nên để bị tụt lại phía sau. Một chiến thuật được các nhà trường áp dụng là bố trí một giáo viên nữa trong lớp để giúp những học sinh gặp khó khăn trong một môn học nào đó. Nhưng tất cả các học sinh vẫn ngồi học trong cùng một lớp, dù các em có trình độ khác nhau trong môn học nào đó.

Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan, bà Henna Virkkunen, rất tự hào về thành tích của học sinh nước mình nhưng mục tiêu chính của bà là nhắm vào những học sinh thông minh nhất.

''Hệ thống của Phần Lan ủng hộ hết sức những học sinh gặp khó khăn trong học tập nhưng chúng tôi phải chú ý hơn đến những học sinh có tài năng. Hiện nay chúng tôi vừa bắt đầu một dự án thử nghiệm về việc hỗ trợ những học sinh có năng khiếu về các lĩnh vực nhất định”, bà bộ trưởng cho hay.

Gộp trường tiểu học và cấp 2 làm một

Theo OECD, thời lượng tiết học của trẻ em Phần Lan ít nhất trong số các nước phát triển. Điều này phản ánh một nền tảng quan trọng khác trong giáo dục của Phần Lan.

Ở nước này, trường tiểu học và trường cấp 2 được gộp lại, nên học sinh không phải thay đổi trường học ở độ tuổi 13. Nhờ vậy, các em tránh được sự dịch chuyển có thể gây gián đoạn khi chuyển từ trường này sang trường kia.

Cô giáo Marjaana Arovaara-Heikkinen tin rằng việc dạy một lớp học sinh trong nhiều năm giúp công việc của cô dễ dàng hơn.

''Tôi cảm thấy như mình đang lớn lên cùng bọn trẻ, tôi nhìn thấy những vấn đề của các em khi chúng còn nhỏ. Và bây giờ sau 5 năm, tôi vẫn quan sát và biết những gì đã xảy ra khi các em đang lớn lên, những gì tốt nhất mà các em có thể làm. Tôi bảo với học sinh rằng tôi như thể là người mẹ ở trường của các em''.

Trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học lúc 7 tuổi. Trước khi 7 tuổi, trẻ em học được nhiều nhất khi các em vui chơi và khi đến trường, các em thích thú được bắt tay vào việc học.

Các bậc phụ huynh cũng đóng một vai trò quan trọng trong kết quả ấn tượng của học sinh Phần Lan. Ở nước này có một nền văn hóa đọc sách cùng trẻ nhỏ tại nhà và các gia đình thường xuyên liên lạc với giáo viên của con em.

Giáo viên là một nghề uy tín ở Phần Lan. Các giáo viên được đánh giá cao và các tiêu chuẩn giảng dạy rất cao.

Theo BBC, thành công của hệ thống giáo dục Phần Lan dường như là một phần là do yếu tố văn hóa. Các học sinh được học trong một không khí thoải mái và thân mật.

Phần Lan cũng có tỷ lệ nhập cư thấp. Bởi vậy, khi trẻ em bắt đầu đi học, đa số các em nói tiếng Phần Lan như là tiếng mẹ đẻ, việc này loại trừ một trở ngại mà các nước khác thường đối mặt.

Sự thành công của hệ thống giáo dục Phần Lan được xây dựng trên ý tưởng học ít hiểu nhiều. Phần Lan tập trung vào các trường học cởi mở, không chịu sự quy định về chính trị. Với sự kết hợp này, Phần Lan tin rằng không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.