Để gửi yêu cầu cấp lại mật khẩu. Bạn vui lòng nhập e-mail đã sử dụng khi đăng ký thành viên.

Để trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương phải có năng lực như thế nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thứ trưởng và tương đương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023), để trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương phải có năng lực như sau:

- Soạn thảo và ban hành văn bản

Thứ trưởng Bộ Công Thương là ai? Để trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương phải có năng lực như thế nào? (Hình từ Internet)

Thứ trưởng Bộ Công Thương là ai?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thứ trưởng và tương đương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023) như sau:

Theo quy định nêu trên thì Thứ trưởng Bộ Công Thương là chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Bộ và là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

- Thứ trưởng Bộ Công Thương giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng;

- Thứ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.

Thứ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện những công việc gì?

Thứ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết những công việc được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 như sau:

- Các Thứ trưởng Bộ Công Thương được Bộ trưởng phân công bằng văn bản, phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số cơ quan, đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực, địa bàn, đơn vị được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;

Các Thứ trưởng Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền, không được né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

- Chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu có phát sinh những vấn đề quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương trước khi quyết định; thường xuyên báo cáo với Bộ trưởng về các công việc được giao phụ trách, chỉ đạo giải quyết.

- Khi Bộ trưởng Bộ Công Thương điều chỉnh sự phân công giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho Thứ trưởng được phân công và báo cáo Bộ trưởng.

- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương về toàn bộ nội dung và tiến độ xây dựng các đề án, chương trình công tác, văn bản quy phạm pháp luật được phân công theo dõi, chỉ đạo.

- Không giải quyết các công việc mà Bộ trưởng Bộ Công Thương không phân công hoặc ủy quyền.

- Trong khi thực thi nhiệm vụ theo phân công, nếu có các vấn đề liên quan đến lĩnh vực do các Thứ trưởng khác phụ trách thì Thứ trưởng Bộ Công Thương được giao chủ trì giải quyết công việc cần chủ động phối hợp để giải quyết.

Trường hợp các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.

- Thứ trưởng Bộ Công Thương đi công tác từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng, trừ trường hợp được Bộ trưởng trực tiếp phân công.

+ Thứ trưởng nghỉ làm việc phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương, trong đó nghỉ từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công Thương (hoặc Lãnh đạo Bộ Công Thương được phân công ủy quyền).

+ Trong thời gian Thứ trưởng đi công tác hoặc vắng mặt, Bộ trưởng Bộ Công Thương trực tiếp giải quyết công việc đã phân công cho Thứ trưởng, hoặc phân công Thứ trưởng khác thực hiện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương phân công.

Theo đó, mở rộng điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố, ngày 2/1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự, đối với Hoàng Quốc Vượng, sinh năm 1963, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương. Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với Hoàng Quốc Vượng. Hiện vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra theo quy định của pháp luật.

Ngày 10-6, Bộ Công Thương đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Long, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (phải) trao quyết định điều động, bổ nhiệm cho ông Nguyễn Hoàng Long

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao quyết định cho ông Nguyễn Hoàng Long. Phát biểu ngay sau đó, ông Nguyễn Hồng Diên chúc mừng tân Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và nhấn mạnh đây là sự kiện được Bộ Công Thương mong đợi.

Theo ông Nguyễn Hồng Diên, thời gian qua Bộ Công Thương khuyết vị trí Thứ trưởng, trong khi là bộ kinh tế đa ngành, quản lý rất nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, nhiệm vụ rất nặng nề.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, ngành Ngoại giao nói chung và ngành Công Thương có nhiều lĩnh vực, công việc có liên quan, có điểm tương đồng về mặt chuyên môn. Ông Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh tân Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long công tác trong ngành ngoại giao nhưng được đào tạo chuyên ngành về kinh tế, có nhiều năm công tác ở nước ngoài, vì vậy có nhiều lợi thế về ngoại giao kinh tế.

Lãnh đạo Bộ Công Thương kỳ vọng tân Thứ trưởng sớm tiếp cận công việc, phát huy năng lực, kinh nghiệm của mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp vào sự phát triển và kết quả chung của ngành Công Thương.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh Bộ Công Thương là bộ có chức năng quản lý nhà nước đa ngành, gồm những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước, trong đó có nhiều lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm công tác.

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, vị trí công tác mới sẽ là thách thức rất lớn với ông. Ông khẳng định thời gian tới sẽ nỗ lực hết mình, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp vào thành tích chung của Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Hoàng Long sinh năm 1976, tại Hà Nội. Ông Long có trình độ chuyên môn Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Rome Tor Vergata, Ý.

Ông Nguyễn Hoàng Long công tác tại Bộ Ngoại giao từ năm 1999. Tân Thứ trưởng Bộ Công Thương từng đảm nhiệm các chức vụ: Đại sứ Việt Nam tại Ý; Đại sứ - Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao); Đại sứ - Quyền Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao).

Từ tháng 6-2021, ông Nguyễn Hoàng Long là Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Với việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Long, Bộ Công Thương có 3 Thứ trưởng, gồm: ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, bà Phan Thị Thắng và ông Nguyễn Hoàng Long.