Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ - Ảnh: VGP/Trung Kiên

Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?

Điều 3, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và Thông tư 219/2013/TT-BTC là quy định hiện nay hướng dẫn về đối tượng chịu thuế GTGT. Đó là hàng hoá, dịch vụ dùng trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng được miễn thuế.

Do đó, thuế GTGT hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá phải trả. Giá trị tính thuế bao gồm có thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt  và thuế bảo vệ môi trường.

– Quy định chung về hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Tại Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC có hướng dẫn tài khoản sử dụng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu và hướng dẫn hạch toán đối với tài khoản này:

“Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.”

Khi nhập khẩu hàng hóa, tài sản doanh nghiệp thực hiện kê khai tờ khai hải quan và tính thuế GTGT hàng nhập khẩu theo quy định, sau đó thực hiện nộp thuế tại cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa. Chứng từ kế toán cho hoạt động này gồm tờ khai hải quan, giấy nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Chú ý: Thuế GTGT hàng nhập khẩu nếu nộp bằng tiền mặt thì có được khấu trừ không?

Tại Công văn số 608/TCT-KK ngày 13/02/2015 của Tổng Cục thuế trả lời Cục thuế thành phố Hà Nội,

“Trường hợp năm 2014 Công ty TNHH vận tải Việt Nhật nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu đối với TSCĐ là xe nâng Nichiyu số tiền 67.525.560 (sáu mươi bảy triệu, năm trăm hai mươi nhăm ngàn, năm trăm sáu mươi đồng) thì Công ty được khấu trừ, hoàn thuế. Đối với tiền mua xe phải đáp ứng điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt.”

Do vậy trường hợp Công ty thực hiện nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu với giá trị trên 20 triệu đồng bằng tiền mặt, vẫn được khấu trừ, hoàn thuế nếu thỏa mãn các điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành.

Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là VAT  là loại thuế gián thu được tính theo giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ. Thuế được phát sinh từ quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu thông. Người chịu thuế là người tiêu dùng, người sử dụng hàng hoá dịch vụ cuối cùng. Đây là một trong những loại thuế quan trọng giúp tăng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong cân bằng xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.

– Phương pháp kế toán thuế GTGT hàng nhập khẩu:

+ Dựa vào chứng từ là giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước kế toán kê khai thuế GTGT đầu vào cho kỳ tính thuế phát sinh hoạt động và Công ty nhập hàng hóa, tài sản để sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế GTGT.

+ Thời điểm kê khai và tính thuế GTGT cho hàng nhập khẩu được sử dụng để sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế GTGT và Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

+ Trường hợp Công ty nhập hàng hóa, tài sản để sản xuất kinh doanh hàng không chịu thuế GTGT, hoặc thuế GTGT hàng nhập khẩu không thuộc trường hợp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, kế toán ghi nhận thuế vào giá trị của hàng hóa, tài sản nhập khẩu cụ thể như sau:

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

–  Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi nhận:

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu mức “Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu Có Được Khấu Trừ Không“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 1, Khoản 10 Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Căn cứ theo quy định trên đối với hàng hóa mua vào từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Riêng đối với hàng cho, biếu, tặng nhập khẩu thì không cần chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Vậy hàng hóa cho, biếu, tặng nhập khẩu cần những chứng từ gì để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 14, Khoản 1; Điều 16 thì doanh nghiệp cần có những chứng từ sau để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng cho, biếu, tặng nhập khẩu:

- Chứng từ chứng minh việc hàng hóa đó là hàng được cho, biếu, tặng như hợp đồng, giấy xác nhận....

- Tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu.

- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp chỉ được kê khai thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu khi đã có giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Khi nhận hàng cho, biếu, tặng nhập khẩu doanh nghiệp hạch toán như sau:

Phản ánh giá trị hàng hóa theo giá thị trường.

Có TK 711 Ghi nhận theo giá thị trường.

Có TK 3333 Thuế nhập khẩu ( nếu có)

Nộp thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu.

Phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu

Mời các bạn xem tiếp: Điều kiện khấu trừ thuế GTGT

Điều kiện khấu trừ đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu được coi là thuế GTGT đầu vào khi mua sắm hàng hóa, tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên do được hình thành từ khâu nhập khẩu nên giá trị thuế được thể hiện trên tờ khai hải quan và giấy nộp tiền thuế của doanh nghiệp thay vì trên hóa đơn đầu vào khi nhập hàng hóa, tài sản.

Chính vì vậy, thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ nếu thỏa mãn các điều kiện liên quan đến quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ.

Tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC – Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào có quy định:

“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ”.

“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.”

“Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.”

“Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.”

Tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC – Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào có quy định:

“1. Có chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu;

Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào”.