Vạn Lý Trường Thành Cư Dung Quan là đoạn thành cổ gần Bắc Kinh nhất. Đoạn thành được xây dựng từ năm 770 - 221 trước Công nguyên trên đèo này là một trong những cửa ải chính yếu qua núi của Trường Thành. Tham quan di tích cổ, ngắm toàn cảnh dãy núi Quân Đô và Thái Hằng cùng những thung lũng núi từ xa.
Trường thành và những câu chuyện truyền thuyết
Vạn lý trường thành, được đánh giá là một biểu tượng đặc trưng cho Trung Quốc. Một thành tựu kiến trúc quân sự tuyệt vời được làm lên từ bàn tay khối óc diệu kỳ của con người. Nhưng để tạo nên "thành tựu ngàn năm" đấy, đó chính là xương máu của hàng triệu người lao động cật lực trong xuốt mấy ngàn năm.
Công trình biểu tượng của Trung Hoa này, không chỉ thu hút du khách bởi sự hùng vĩ, "vô tận" của nó mà còn bởi những câu truyện truyền thuyết xung quanh việc xây dựng trường thành. Câu thơ dưới nói lên nỗi đau khổ của người vợ khi phải tiễn biệt những người chồng khi bị bắt đi phu xây dựng Trường Thành, lúc ra đi biết chắc khó quay trở về.
Trăng thấm nghìn đêm lệ chửa khô Nghìn muôn vợ trẻ nhớ trai phu Đầy kinh, sương muộn mang tang tóc Chia khắp lòng dân oán toả mờ…
(Trích Vạn Lý Trường Thành - Thâm Tâm)
Bên cạnh đó là sự tích 99.999 viên gạch xây Gia Dục Quan thời nhà Minh, hay truyền thuyết nàng Mạnh Khương Nữ tìm chồng thời nhà Tần, hay câu chuyện về hoàng hoa đài - pháo đài hoa vàng,... cùng với rất nhiều câu chuyện truyền thuyết khác đã, đang và sẽ chờ du khách tới khám phá. Trường thành thật hùng vĩ, hùng vĩ đúng như cái tên gọi của nó. Trường thành là biểu tượng cho thời kỳ phát triển huy hoàng của Trung Hoa nhưng cũng đồng thời là nỗi buồn của nhiều bách tính thời đó. Nếu có thể, du khách nên làm ngay Visa Trung Quốc và 1 lần đến đây trải nghiệm
Vạn lý trường thành từ góc độ văn hóa
Nhìn từ góc độ văn hóa, người phương Nam thường có tính cách ôn hòa hơn so với người phương Bắc. Người phương Bắc có cuộc sống du mục, vốn quen với sinh sống trên lưng ngựa nên họ có tính cách chinh phục thiên nhiên, chinh phục con người. Nhìn từ đất nước Trung Hoa, có vị trí nằm ở phía nam các quốc gia du mục như Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết và Mãn Châu. Nên từ xa xưa các vị hoàng đế Trung Hoa luôn coi các nước phương Bắc là một mối lo ngoại xâm hàng đầu. Chính vì vậy, các trường thành đã dần được xây dựng phía Bắc. Nhằm chống lại sự di cư và xâm lược của người phương Bắc xuống phía Nam.
Theo nhiều nguồn sử liệu, người đặt nền móng đầu tiên cho trường thành chính là Tần Thủy Hoàng. Sau khi thống nhất Trung Hoa ông đã cho xây dựng những đoạn tường thành rời rạc của các nước nhỏ đã được thống nhất thành một dãy trường thành dài ở phía bắc. Việc xây dựng trường thành đã được kéo dài xuyên suốt cả mấy ngàn năm để đạt được chiều dài vạn dặm như ngày nay.
Nguồn gốc tên gọi "Vạn lý trường thành"
Vạn lý trường thành theo tiếng Hán có nghĩa là "Bức tường dài vô tận". Vạn trong tiếng Trung không chỉ có nghĩa là một đơn vị số đếm, vạn nó còn có ý nghĩa là vô tận. Chắc hẳn không ít du khách đi Tour Bắc Kinh Thượng Hải đều đã từng xem qua một vài bộ phim cổ trang của Trung Quốc và thấy xuất hiện 2 cụm từ quen thuộc khi hoàng đế Trung Hoa lên triều đó chính là "Vạn tuế" có nghĩa là muôn tuổi. Cho đến ngày nay từ "vạn" trong "vạn lý trường thành" còn có nghĩa chỉ một thành lũy dài vạn dặm và lâu đời.
Du khách đi tour Bắc Kinh từ Hà Nội, không nên bỏ lỡ tham quan Bát Đạt Lĩnh. Đây là một phần của "Vạn lý trường thành" chạy qua Bắc Kinh. Đoạn Bát Đạt Lĩnh chạy qua Bắc Kinh được xây dựng từ thế kỷ XVI dưới triều đại nhà Minh. Mục đích chính của đoạn Trường thành này là bảo vệ cửa ngõ phía bắc của Tử Cấm Thành. Đây là một tiền đồn có vị trí chiến lược và quan trọng dưới triều đại nhà Minh. Không chỉ riêng đoạn Bát Đạt Lĩnh mà cả đoạn trường thành đều được bố trí các tháp canh truyền tin khi có quân địch.
Dọc theo Vạn Lý Trường Thành là các đồn canh với nhiệm vụ thông báo khi có quân địch do thám hoặc tấn công. Theo quy định trong quân đội thời bấy giờ, một cột khói là quân địch ít hơn 500 lính, 2 cột khói là quân địch ít hơn 3.000 lính. Đây là một phương thức truyền tin khá hiệu quả thời bấy giờ so với việc thám báo sẽ chạy ngựa về kinh đô báo cáo.
Tham quan trường thành, du khách không chỉ thấy nó cao và đồ sộ. Trường thành còn được thiết kế cho việc phối hợp tác chiến giữa bộ binh và kỵ binh trong việc bảo vệ thành.