Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, năm 2022 là thời điểm mà các doanh nghiệp dệt may từng bước phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 toàn cầu. 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt khoảng 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Samsung đóng góp bao nhiêu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2022?
VietTimes – Với kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỉ USD trong năm 2022, Samsung đã có đóng góp lớn vào quá trình hồi phục và phát triển của kinh tế Việt Nam hậu đại dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa tiếp ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics. Lãnh đạo Chính phủ đánh giá Samsung là tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Việt Nam nhiều năm qua, giải quyết công ăn, việc làm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, trong năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất xuất sắc (xuất khẩu đạt 65 tỉ USD), đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam, với kỷ lục lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 700 tỉ USD.
(*) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước tính trong năm 2022
Được biết, trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu lên tới 69 tỉ USD và đầu tư thêm 3,3 tỉ USD tại Việt Nam.
Đến tháng 8/2022, tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Samsung Electronics cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt mức 34,3 tỉ USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2022 của Samsung Việt Nam đạt khoảng 30,7 tỉ USD.
Tại cuộc tiếp, hai bên cũng trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2).
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.
Hiện nay, Tổ công tác đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.
Buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (phải) và ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics
'Mối nhân duyên' của sếp Samsung Electronics với Việt Nam
Tại cuộc gặp, ông Park Hark Kyu cũng chia sẻ về "mối nhân duyên" của mình với Việt Nam.
Vị Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Samsung Electronics cho biết, cá nhân ông đã có hơn 20 lần đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường kinh doanh, trong đó có việc quyết định đầu tư xây dựng nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên.
"Bây giờ đã qua hơn 10 năm, mỗi khi nhìn lại thì tôi cho rằng đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên là lựa chọn sáng suốt. Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều hỗ trợ để Samsung hoạt động hiệu quả trong thời gian qua", ông Park Hark Kyu bày tỏ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết ông vừa có cuộc tiếp CEO Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ với mong muốn sẽ phát triển Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Công nghiệp bán dẫn và công nghiệp điện tử có mối quan hệ rất hữu cơ với nhau, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Tập đoàn Samsung nghiên cứu, đánh giá sâu sắc những kết quả đã đạt được trong quá trình đầu tư tại Việt Nam để tiếp tục có những quyết sách hiệu quả, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương Samsung đặt cơ sở sản xuất sẽ luôn lắng nghe, tiếp nhận các kiến nghị để đáp ứng tốt nhất trong điều kiện có thể, theo quy định của pháp luật.
Như VietTimes từng đề cập, hôm 23/12/2022, Samsung đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội.
Đây được cho là hoạt động quan trọng giúp Samsung tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Đáng chú ý, sự kiện này cũng có sự góp mặt của Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong.
Tập đoàn Hàn Quốc đề ra kế hoạch đưa Trung tâm R&D trở thành nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng đầu thế giới thông qua việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trường đại học trong các lĩnh vực công nghệ then chốt của tương lai, bên cạnh việc gia tăng hỗ trợ bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam./.
Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang chia sẻ tại sự kiện.
Đó là thông tin được Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) Vũ Đức Giang đưa ra tại buổi họp báo về Lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập và Hội nghị tổng kết 2024, sáng 19/11.
Theo ông Vũ Đức Giang, mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột leo thang ở nhiều khu vực; giá xăng dầu, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng diễn biến phức tạp, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tháng 10/2024 ước đạt 3,86 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng trước và 24,26% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng 2024 ước đạt 36,11 tỷ USD, tăng 9,86% so cùng kỳ 2023, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 28,38 tỷ USD, tăng 10,54%; kim ngạch xuất khẩu xơ sợi ước đạt 3,66 tỷ USD, tăng 0,47%; kim ngạch xuất khẩu vải ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 11,12%... Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam 10 tháng 2024 ước đạt 20,61 tỷ USD, tăng 15% so cùng kỳ 2023.
Do đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 37,98% tổng kim ngạch xuất khẩu; Nhật Bản ước đạt 4,57 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 10,39%; EU ước đạt 4,3 tỷ USD tăng 7,66%, chiếm tỷ trọng 9,77%; Hàn Quốc ước đạt 3,93 tỷ USD, tăng 10,36%, chiếm tỷ trọng 8,93%; Trung Quốc ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 1,76%, chiếm tỷ trọng 8,3%; ASEAN ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,84%, chiếm tỷ trọng 6,59%.
Theo ông Vũ Đức Giang, VITAS được thành lập từ năm 1999. Trong 25 năm qua, VITAS đã đồng hành cùng các hội viên và doanh nghiệp trong ngành nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam.
"25 năm qua, ngành dệt may đã đạt được nhiều dấu mốc phát triển ấn tượng. Từ chỗ ngành dệt may chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ bé so với Thái Lan, Indonesia, Philippine… đến nay đã vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh" - ông Vũ Đức Giang nói.
Ông Giang cũng cho hay, thị trường trong nước 25 năm qua cũng tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Thặng dự thương mại năm 2024 đạt 19 tỷ USD tăng 108,6 lần so với 175 triệu USD của năm 1999. Với lực lượng lao động trên 3 triệu người, dệt may là ngành thu dụng lao động lớn nhất trong các ngành kinh tế cả nước, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, tăng thu ngân sách cho Nhà nước, các địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Có được kết quả đó, VITAS đã thực hiện tốt vai trò, chức năng để ngành dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu; tham gia và hoạt động tích cực tại nhiều tổ chức quốc tế lớn chuyên ngành dệt may như ITMF, AFTEX, AFF… kết nối các doanh nghiệp với nhiều tổ chức và hiệp hội dệt may quốc tế, tranh thủ chuyên gia, kinh nghiệm, kinh phí để mở các lớp đào tạo về kỹ thuật, thiết kế, xây dựng thương hiệu, cập nhật công nghệ, kỹ năng nghề, phát triển bền vững…
Đặc biệt, cũng là cầu nối giữa các doanh nghiệp dệt may với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để phán ánh những vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, thuế, hải quan, lao động tiền lương, bảo hiểm…
Thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày, từ nay đến năm 2030, ngành sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Từ 2031 - 2035, phát triển bền vững một cách hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong đó, việc xanh hóa dệt may vẫn một số cơ chế đang làm tắc nghẽn trong dòng tín dụng xanh. Nếu làm được thì thuê các tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ để tăng khả năng cạnh tranh... Do đó, các doanh nghiệp dệt may phải xác định rõ lộ trình thực hiện xanh hóa, sử dụng bao nhiêu năng lượng, thải ra bao nhiêu chất thải, khí thải carbon… Từ đó đưa ra chiến lược phù hợp với khả năng, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ.
Giai đoạn mới, với vai trò dẫn dắt ngành dệt may Việt Nam, VITAS sẽ tiếp tục nỗ lực; tập trung trí tuệ, sức sáng tạo, cùng các doanh nghiệp đoàn kết triển khai hiệu quả giải pháp chuyển đổi kép, để xây dựng một thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững.
"Hiện các doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư, đổi mới trang thiết bị hiện đại và triển khai các giải pháp nhằm xanh hóa sản xuất, đồng thời tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu, đa dạng hóa thị trường. Vì vậy, tôi tin năm 2025 ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD... là khả quan" - ông Nguyễn Đức Giang dự báo.
Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tiếp tục được cải thiện thể hiện ở tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm. Trong đó, những thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng; thị trường ASEAN, Nga, Canada… đang là điểm sáng tiềm năng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may. Ngoài ra, giá cước vận tải tiếp tục có xu hướng giảm cũng đang hỗ trợ cho sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may.
AsemconnectVietnam - Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong tháng 12/2022 đạt 376,5 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng trước.
Trong năm 2022 xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt trên 4,52 tỷ USD, tăng 15,7% so năm 2021. Xuất khẩu sang Pháp đạt 3,6 tỷ USD trong năm 2022 Nhóm hàng sắt thép các loại là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Indonesia đạt 450,4 triệu trong năm 2022, giảm 4,06%, chiếm 9,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này; tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 447,5 triệu USD, chiếm 9,8%, giảm 4,2% so với năm 2021. Tiếp đến là mặt hàng dệt may, đạt 404,6 triệu USD, chiếm 8,9% tỷ trọng xuất khẩu. Nhìn chung, trong năm 2022, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Indonesia đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021; trong đó một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh: Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 48,7%; sản phẩm từ sắt thép tăng 37,4%; gạo tăng 77,9%; hàng thủy sản tăng 150%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 61,4%. Một số nhóm hàng giảm như: Xơ sợi dệt các loại giảm 8%; kim loại thường khác và sản phẩm giảm 16%; hóa chất giảm 53,7%; than các loại giảm 71,3%; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 34,3% so với năm 2021. Nguồn: VITIC